Sự kiện: Điểm thi 2013, Diem thi dai hoc, điểm thi đại học

Đề thi luôn là một khâu trọng yếu trong kỳ thi tuyển sinh vì nó quyết định nhiều yếu tố: có phân loại được thí sinh không, có đủ nguồn tuyển không, điểm sàn có thấp quá không. Sau nhiều năm gây tranh luận, năm nay Bộ GD&ĐT quyết định đổi mới cách ra đề thi đại học. Phóng viên báo trao đổi với Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga về vấn đề này.

Định hướng đề thi đại học năm nay

Được biết, năm nay Bộ GD&ĐT chủ trương đổi mới cách ra đề thi, xin ông cho biết cụ thể về phương án ra đề.

Phương châm chung là đề thi đại học nằm trong chương trình phổ thông; đặc biệt trong chương trình lớp 12. Tuy nhiên, năm nay Bộ GD&ĐT có sự cải cách trong việc ra đề thi. Bộ GD&ĐT quyết định số lượng giáo viên phổ thông trong Ban đề thi tăng nhiều hơn, chiếm đa số để đề thi vừa sức với học sinh, không quá dài, không quá khó và phù hợp với học sinh bậc phổ thông.

Bên cạnh đó, trong ban đề thi có các giảng viên bậc đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) để có thể đánh giá được trình độ học sinh có đủ để học ĐH, CĐ mặc dù số thầy ĐH, CĐ trong Ban đề thi năm nay ít hơn mọi năm.

Sự phối hợp mới này tạo ra đề thi có tính phân loại mới: có những nội dung dễ để cho học sinh trung bình có thể làm được; có câu tương đối khó dành cho học sinh khá và những câu khó, thậm chí rất khó, dành cho những học sinh giỏi và xuất sắc. Đặc biệt, đề thi sẽ không phải để học sinh trung bình gặp quá nhiều khó khăn như những năm trước đây!

Xem điểm thi đại học 2013 tại đây: https://kenhtuyensinh.vn/tra-cuu-diem-thi-thpt-quoc-gia

Với đề thi như thế, thí sinh cần lưu ý gì khi làm bài thi?

Về mặt cấu trúc, đề thi năm nay có những phần dễ tương đối nhiều, nằm rải rác trong toàn bộ đề thi chứ không phải nằm ở câu thứ nhất hoặc đi theo quy luật nào cả nên khi làm bài thi, thí sinh nên chọn những câu dễ phù hợp với mình làm trước; sau đó, còn thời gian mới làm đến câu khó hơn. Thí sinh chớ đương đầu với câu khó ngay từ đầu sẽ mất rất nhiều thời gian trong khi có những câu dễ làm được thì không làm.

Đề thi các môn khoa học xã hội sẽ được đổi mới theo hướng nào?

Thời gian gần đây, cách ra đề mở được dư luận xã hội đánh giá tốt. Ban đề thi tiếp thu, nghiên cứu và áp dụng khi ra đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Với đề thi kiểu này, việc học thuộc lòng, học vẹt không có tác dụng nữa; các học sinh sẽ phải học, lĩnh hội được ý tưởng, suy luận và áp dụng để làm đề thi.

Đúng là đề thi mở được xã hội hoan nghênh; nhưng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, câu hỏi thi về học sinh Nguyễn Văn Nam cũng có một vấn đề nhỏ: có những thí sinh không thường xuyên cập nhật thông tin thời sự có vẻ bất ngờ với câu hỏi thi này. Liệu các thí sinh có luôn phải cập nhật thời sự để làm được đề thi tuyển sinh hay không?

Đề thi không phải chủ yếu đề cập đến thời sự xã hội mà còn về nhiều vấn đề khác nữa và không giới hạn. Vì là đề mở nên có tính chất ứng dụng cao để các thí sinh trình bày cách nhìn nhận của cá nhân từng người. Mỗi thí sinh có thể có tư duy, năng lực riêng và áp dụng kiến thức cơ bản để làm bài.

Có thể hiểu được là với đề thi như năm nay điểm sàn sẽ cao hơn và các trường tốp dưới sẽ dễ thở hơn trong tuyển sinh?

Thời gian gần đây, cách ra đề mở được dư luận xã hội đánh giá tốt. Ban đề thi tiếp thu, nghiên cứu và áp dụng khi ra đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Với đề thi kiểu này, việc học thuộc lòng, học vẹt không có tác dụng nữa; các học sinh sẽ phải học, lĩnh hội được ý tưởng, suy luận và áp dụng để làm đề thi.

Còn quá sớm để nói về điểm sàn (ĐS) vì điều này do Hội đồng ĐS quyết định. Lâu nay các báo, thông qua các diễn đàn của mình đã giúp cho Bộ GD&ĐT có cách nhìn mới hơn trong việc xác định ĐS. Trước đây, ngành tiếp cận ĐS dựa trên tổng chỉ tiêu và nhân thêm hệ số dư dôi; năm nay, cách tiếp cận mới hơn: xác định ngưỡng tối thiểu mà học sinh có đủ năng lực học ĐH, CĐ. Cách tiếp cận mới này giúp cho kỳ thi đại học không bỏ qua các thí sinh có thể học ĐH, CĐ; giúp các trường có nguồn tuyển dồi dào và chất lượng nguồn tuyển được duy trì tốt hơn.
Thời gian gần đây, cách ra đề mở được dư luận xã hội đánh giá tốt. Ban đề thi tiếp thu, nghiên cứu và áp dụng khi ra đề thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Với đề thi kiểu này, việc học thuộc lòng, học vẹt không có tác dụng nữa; các học sinh sẽ phải học, lĩnh hội được ý tưởng, suy luận và áp dụng để làm đề thi.

Với nỗ lực của Bộ GD&ĐT phương án ĐS mới, hy vọng năm nay việc tuyển sinh thuận lợi hơn; thí sinh dưới ĐS cũng tự nhận không thể học, phụ huynh cũng sẽ hài lòng rằng con em mình dưới ĐS sẽ phải đi học nghề; các trường sẽ bớt khó khăn trong tuyển sinh hơn!

 

Kênh tuyển sinh: Báo mới

Thông tin mùa thi

Đáp án đề thi đại học, cao đẳng năm 2013

Tra cứu kết quả thi đại học