Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định Thông tư số 55 /2012/TT-BGDĐT của về Đào tạo liên thông Cao đẳng, Đại học đã nhận được nhiều phản hồi trái chiều từ xã hội. Sinh viên hệ Đại học thì vui mừng bởi tấm bằng của mình sẽ có giá trị hơn còn sinh viên hệ Cao đẳng, Trrung cấp chuyên nghiệp thì phập phồng lo lắng.

Không biết chọn đường nào…

Theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo: người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề).

Còn đối với đối tượng chưa đủ 36 tháng sau ngày nhận được bằng của cơ sở đào tạo thì phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành đăng kí học liên thông trong kì thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy do Bộ Giáo Dục và Đào tạo tổ chức hàng năm.

 

 lien thong dai hoc, lien thong, lien thong chinh quy, chi tieu lien thong, hoc dai hoc, bang dai hoc, lien thong cao dang, quy che lien thong dai hoc, dao tao lien thong

 

Sau khi thông tư được ban hành, sinh viên rơi vào khó khăn vì không biết nên chọn con đường đi nào cho mình sau khi hoàn thành chương trình học tại các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp…

Bạn Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học Tài chính quản trị kinh doanh), chia sẻ: “ Bây giờ mình cũng không biết phải làm gì. Đợi sau 3 năm mới dự thi liên thông thì lâu quá, còn nếu thi luôn thì có nhớ gì đâu mà thi. Thi như vậy thì kiến thức mình học 3 năm nay sẽ để làm gì, khi sau đó sẽ lại đào tạo lại”.

Học xong Cao đẳng, Trung cấp sinh viên đều có nguyện vọng được học liên thông để có tấm bằng đẹp ra trường, dễ xin được công việc tốt hơn. Nhưng với quy đinh mới của Bộ Giáo dục, khiến không ít sinh viên lo lắng và bị mắc kẹt ở giữa khi không thể bỏ học giữa chừng để thi lại Đại học, cũng không thể kiên nhẫn chờ sau 3 năm mới đi học liên thông.

Bạn Yến Phượng, sinh viên hệ Cao đẳng trường Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp, bày tỏ: “Bọn mình đều đang rất hoang mang, không biết phải làm gì cho hợp lý trong hoàn cảnh này. Dù Bộ muốn thắt chặt quy chế, đảm bảo chất lượng đào tạo thì cũng nên có cách hợp lý hơn và lắng nghe tiếng nói của sinh viên. Sau 3 năm, nếu đã đi làm ổn định, mình sợ không đủ kiên nhẫn để đi học tiếp.”

Sinh viên lo lắng, phụ huynh phấp phỏng

Quy định được đưa ra, dù không thích và đều rất lo ngại nhưng đa số các bạn khi được hỏi đều vẫn muốn được học liên thông để nâng cao trình độ.

Sau nỗi lo của kì thi Đại học, Cao đẳng giờ đây sinh viên lại gánh thêm một nỗi lo mới. Câu chuyện về liên thông được nói đến nhiều hơn trong mỗi trường học, trong những câu chuyện thường ngày của các bạn trẻ. Ngay cả sinh viên năm nhất các trường Cao đẳng, Trung cấp cũng không giấu nổi sự lo lắng của mình.

Bạn Nguyễn Thị Nhung, sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội, tâm sự: “  Em vừa bất ngờ, vừa lo lắng sau khi biết được quy đinh mới của Bộ. Cũng chưa xác định được con đường đi cụ thể nhưng chắc chắn mình vẫn sẽ học liên thông lên Đại học”.

Phạm Thị Huê, sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho biết: “Em nghĩ, nếu phải đợi sau 3 năm mới được học liên thông thì mình không đủ kiên nhẫn. Lúc đấy nếu có việc làm rồi thì mình sẽ không học lên nữa”.

Đến các bậc phụ huynh cũng phập phồng lo lắng cho tương lai của con em mình. Bác Nguyễn Thị Xuân (Hà Nam), chia sẻ: “Cho con đi học Cao đẳng, mong nó được liên thông lên để sau này dễ xin việc. Giờ có quy định mới lại càng lo hơn, không biết con mình có dự thi được để học liên thông không?”.

Nguyễn Hoài Thương, sinh viên trường Cao đẳng Bách nghệ Hà Tây, cho rằng: Học xong 3 năm để đi làm lấy  kinh nghiệm thực tế, khi cầm tấm bằng CĐ rất khó xin việc. Nếu may mắn có nơi nào đó nhận đi làm,  3 năm sau khi lập gia đình rồi không biết lúc đó em có động lực không, hoặc đang đi làm ổn định có dám bỏ công việc để học ĐH cả ngày không, và liệu có nhớ được các môn lý thuyết chuyên ngành sau 3 năm không?

Còn nếu thi liên thông, những bạn SV năm thứ 2,3,4 liệu có bạn nào khẳng định sẽ thi tốt và đạt điểm cao trong kỳ thi Tuyển Sinh ĐH sau bao nhiêu năm đó.... Việc thi các môn văn hóa, theo em nó thật sự không cần thiết bởi sau ngần ấy năm học CĐ, TC thì SV rơi rụng không phải ít. Thay vào đó thì kiến thức chuyên ngành được bổ sung rất nhiều, vậy tại sao không thi những môn cơ sở và chuyên ngành? Em thực sự bất ngờ và mất phương hướng! - Hoài Thương bộc bạch.

Ngay từ những ngày đầu năm, câu chuyện giáo dục đã lại nóng lên, đặc biệt là quy định mới về đào tạo liên thông, khiến không ít những học sinh đang học tại các trường CĐ và TC lo lắng và gặp không ít khó khăn, thậm chí có những bạn mất phương hướng... Nên chăng Bộ GD&ĐT nên có lộ trình cụ thể... hay dùng biện pháp quản lý chặt các môn thi chuyên ngành để siết chặt đầu ra nhằm nâng cao chất lượng.



Ý kiến của bạn về vấn đề này hoặc có thắc mắc, xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn

Kenhtuyensinh

Theo: VnMedia