Thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015: Chế tài xử phạt cần rõ ràng (27/01/2015)

Học sinh nghe tư vấn trước mùa thi mới

Đỗ một trường, phiếu xét tuyển còn lại phải "hủy”

Tại điều 14 của Dự thảo quy chế tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, có điểm rất quan trọng là trong thời gian quy định mỗi đợt xét tuyển, thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để nộp vào trường khác. Sau đó có ghi chú thí sinh đã trúng tuyển ở 1 đợt xét tuyển sẽ không được tham gia xét tuyển ở các đợt tiếp theo.

Theo đại diện Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, phần ghi chú này là điểm rất quan trọng nên phải đưa vào thành 1 điều khoản ở nội dung hồ sơ xét tuyển. Nếu có điểm này chính thức chứ không "ghi chú”, Quy chế sẽ chặt hơn các năm trước và các trường sẽ bớt rất nhiều thí sinh ảo.

Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) Trần Đức Huyên cũng cho rằng theo dự thảo, các em thi xong được cấp 4 giấy ghi điểm và giấy thứ nhất chỉ nộp trong đợt 1 thôi. "Nếu đợt 1 đã trúng tuyển thì 3 giấy kia không có giá trị nữa, tức là không thể nộp các đợt sau nữa. Cái này rất hợp lý”, ông Huyên nói.

Nếu điều này quy định rõ, hệ thống phần mềm quản lý thi sẽ phải xoá toàn bộ quyền xin xét tuyển vào các trường khác một khi thí sinh đã trúng tuyển vào 1 trường, trong số 4 giấy ghi điểm xét tuyển. Nếu phần mềm không làm được việc này, các trường vi phạm sẽ bị xử lý cụ thể ra sao Bộ cần phải đặt ra.

Sở GD&ĐT Đăk Lăk vừa công bố điểm thi lại môn tiếng Anh học kỳ 1 của khoảng 25 nghìn học sinh lớp 12, do lần kiểm tra đầu tiên bị lộ đề và đáp án. Tỷ lệ học sinh có điểm trên trung bình còn cao hơn cả kết quả lần thi bị lộ đề trước đó. Liên quan đến lần đầu kiểm tra môn này có 3/4 mã đáp án bị lộ, lan truyền tốc độ chóng mặt qua tin nhắn, facebook…, hiện Sở vẫn đang phối hợp với lực lượng công an điều tra, làm rõ.


Chế tài cần đủ mạnh

Giám đốc Sở GD&ĐT Long An Trần Hoàng Nhân cho rằng chế tài xử phạt đối với những sai phạm của những bộ phận tổ chức thi, giám thị coi thi cần cân nhắc sao cho phù hợp với Nghị quyết 59 về Đổi mới căn bản toàn diện GD. Ra đề sai, coi thi chưa nghiêm túc, gian lận khi chấm thi,… đều cần có những chế tài cụ thể và đủ mạnh để chấn chỉnh nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Theo Phó Hiệu trưởng trường THPT Chương Mỹ A (Hà Nội) Nguyễn Thanh Toàn, cần điều chỉnh Điều 20 điểm 2 mục a trong dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ quy định trường hợp thí sinh bị thiếu điểm môn thi. Nếu không sẽ vô lý. "Ai làm thiếu, ai làm sai người đó chịu trách nhiệm. Việc mất bài do hội đồng tuyển sinh gây ra hội đồng phải chịu trách nhiệm chứ không phải thí sinh phải làm lại. Vả lại thành lập một hội đồng thi cho một học sinh thiếu bài để làm lại là cực kỳ phức tạp và tốn kém, không khả thi. Việc coi thi mất bài là người làm phải chịu trách nhiệm chứ không phải học trò phải chịu trách nhiệm”.

Về Quy định xử lý kỉ luật cảnh cáo hoặc có hình thức cao hơn đối với hiệu trưởng khi xác định sai chỉ tiêu tuyển sinh hoặc chỉ tiêu vượt, một số trường nhận thấy tuyển vượt chỉ tiêu 1, 2, 3 trường hợp rất bình thường. Nếu vậy mà cảnh cáo hiệu trưởng cần có mức rõ ràng hơn.

Đề thi ngả hướng trung học hay ĐH?

Kết quả kỳ thi 2 trong 1 này có ngoạn mục không, yếu tố đề thi và kỷ cương kỳ thi đều cần đặc biệt coi trọng. Khá nhiều ý kiến tập trung băn khoăn về cấu trúc đề thi cho từng bộ môn giống và khác các kỳ thi trước thế nào. Nếu nói đề thi của kỳ thi THPT quốc gia giống như đề thi của kỳ thi THPT trước đây, lại giống cả đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì giống như là như thế nào, mong sẽ được giải thích rõ hơn.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận nói về vấn đề này, mô hình câu, đề thi, cũng mới cho biết có thể Bộ sẽ đưa lên mạng một số đề, "nhưng đại thể số lượng câu, đại thể mức độ khó, trong đề toán, câu lượng, câu hình, đại số ra sao, gần như hai đề thi tốt nghiệp THPT và ĐH vừa rồi”.

Theo Đại đoàn kết, tin gốc: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=99012&menu=1420&style=1

Tuyển sinh, quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng, chỉ tiêu tuyển sinh, kỳ thi THPT quốc gia