Thế giới cong - Ảnh 1

 

Thế giới cong đã tiếp nối những vấn đề còn dang dở của cuốn Thế giới phẳng của tác giả Thomas Friedman. Trong Thế giới phẳng Friedman mô tả một cách thuyết phục về toàn cầu hóa theo đúng bản chất của nó, bằng việc tập trung vào các chuỗi cung cấp hàng hóa và dịch vụ toàn cầu. Cuốn sách của Friedman mô tả cách thức công nghệ số đã rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia và cách mạng hóa các chuỗi cung cấp toàn cầu như thế nào. Điều này cho phép mọi người tham gia vào hoạt động kinh doanh với nhau trên toàn cầu, với mỗi quốc gia đưa những lợi thế cạnh tranh của mình vào hệ thống thương mại thế giới. 

 

Cuốn sách là một thành tựu mang tính lịch sử trong việc giới thiệu tới đông đảo độc giả về thế giới mới với những cơ hội và thách thức vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Nhưng xét từ góc nhìn của các thị trường tài chính thì thế giới không hề phẳng. Không giống như thế giới sản xuất hàng hóa và dịch vụ, trong thế giới tài chính không có gì xảy ra theo một đường thẳng. Thay vào đó, có một loạt những gián đoạn bất ngờ liên tiếp - hay còn gọi là những khúc quanh và các bước ngoặt của tính bất ổn. Điều này thường đòi hỏi hàng triệu người tham gia thị trường phải có được sự hiểu biết thông thường về lĩnh vực tài chính. Trong thế giới tài chính, dường như không có gì diễn ra theo kiểu tuyến tính. 

 

Cuốn sách của Friedman đã thể hiện thành công phần đầu của câu chuyện toàn cầu hóa, nhưng vẫn còn một phần thứ hai - khía cạnh tài chính của nó. Đối với các thị trường tài chính thì thế giới cong. Chúng ta không thể nhìn qua đường chân trời. Kết quả là tầm nhìn của chúng ta bị thu hẹp lại. Cứ như thể là chúng ta buộc phải đi trên một con đường dài vô tận với đầy những ngã rẽ và những khúc quanh nguy hiểm cùng với những thung lũng dựng đứng, những dãy núi hiểm trở. Chúng ta không thể nhìn thấy gì ở phía trước. Chúng ta luôn luôn bị bất ngờ, và đó là lý do tại sao thế giới đã trở thành một nơi nguy hiểm. 

 

Nguồn: sưu tầm