Tin liên quan

>> Cần tăng cường kỹ năng sống cho học sinh

>> Chuẩn đầu ra thiếu thực tế

>> Trải nghiệm đời sống sinh viên tại London

Sinh viên ngủ ngày để... tiết kiệm chi tiêu

Thời gian rảnh rỗi nhiều, không bị ai quản lý nên nhiều sinh viên đang sử dụng thời gian quý báu của mình vào việc ngủ. “Vừa được ngủ, lại tiết kiệm được tiền”, “tiết kiệm tiền bằng cách ngủ” là lí do được nhiều sinh viên đưa ra.

Trần Hoài Phương, sinh viên năm nhất quê Nghệ An vừa mới bước chân ra Hà Nội nhập học nhưng đã kịp “bắt nhịp” với thói quen sinh hoạt “ngủ ngày” của dãy trọ mà cô đang ở.

“Hôm nào không phải lên lớp là cả dãy trọ em cứ đóng cửa im lìm, nhiều hôm em toàn ngủ đến 11h trưa, ăn trưa xong lại ngủ đến chiều. Như hôm thứ 7 vừa rồi tính ra em ngủ được 15 tiếng”- Phương nói.

Như để giải thích cho cái “sự ngủ” của mình, Phương thành thật: “Em cũng không nghĩ mình ngủ nhiều được đến thế, nhưng cứ ngủ thế này bọn em lại tiết kiệm được 10 nghìn ăn sáng mỗi ngày”.

Đến thăm nhiều khu ký túc xá sinh viên, nhiều người dễ dàng nhận thấy cảnh 10h sáng nhưng cả dãy hành lang đều yên ắng, các phòng đều đóng cửa im lìm. Ngòai số sinh viên lên lớp, đi làm thêm, thì số còn lại đang ngủ vùi quên bữa sáng.

Cũng có thói quen ngủ cả ngày, Trang (SV CĐ Truyền hình) nói “Ngoài thời gian lên lớp cứ được nghỉ là bọn em lại ngủ, chứ hễ bước chân ra cổng trường là lại nhìn ngắm mua hết thứ này đến thứ nọ. Nhoằng cái đi hết cả trăm nghìn. Thôi thì cứ ngủ đến lúc nào đói dậy đi ăn. Sinh viên mà chị, cứ tiết kiệm được cái gì hay cái ấy”.

“Ở quê em quen dậy sớm tập thể dục nhưng từ khi lên Hà Nội học thấy cả phòng ngủ cả, các phòng bên cạnh cũng đóng cửa ngủ, em dậy sớm chẳng biết nói chuyện với ai nên đành lên giường ngủ tiếp”- Ngọc, SV ĐH Công Đoàn nói với vẻ thất vọng.

Vẫn biết ngủ nhiều không tốt nhưng Phạm Thị Thanh Thảo, SV năm cuối ĐH Nông Nghiệp, cho rằng đối với một số trường đại học, cao đẳng ở ngoại thành như trường mình, điểm vui chơi giải trí không có nên các bạn sinh viên không biết giành thời gian rảnh rỗi vào việc gì nên cứ lao vào ngủ. Có hôm ngủ quá bữa, ngại không muốn dậy đi ăn nên làm một gói mì tôm là xong.

Đối lập với khung cảnh trầm lắng ban ngày thì ban đêm khung cảnh ký túc xá lại khá nhộn nhịp. Cacsc phòng buôn dưa lê đến 1-2h sáng, thức xem phim, chat chit hay buôn điện thoại và... học.

Theo bác sỹ B. T. Hiển, Trưởng khoa lâm sàng bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương thì giấc ngủ để cho não nghỉ ngơi nhưng ngủ quá nhiều thì thành bệnh. Đối với người trưởng thành giấc ngủ cần phải cân đối nếu không sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, chậm chạp, hạn chế khả năng sáng tạo.

Nhiều sinh viên KTX CĐ Truyền hình vẫn còn nhớ trường hợp Nguyễn Thị D.T vì thay đổi thói quen sinh hoạt, thức đêm, ngủ ngày khiến nàng tăng tận 7kg ở ngay năm học đầu tiên. Người bị thừa cân và luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Còn Bình, cô sinh viên của Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ HN vì thói quen ngủ ngày đã ngấm sâu nên cận kề đến ngày thi mà cứ mở sách ra học là lại buồn ngủ. Chỉ đến khi vào phòng thi không làm được bài, Bình mới tiếc những ngày tháng chỉ biết đi học về là ngủ, không chịu ôn lại bài, lúc “nước đến chân”thì làm sao nhày kịp được nữa.

“Công việc làm thêm mà mình đang làm tuy vất vả nhưng không ảnh hưởng đến học, mình muốn đi làm kiếm thêm thu nhập lại có nhiều trải nghiệm cho bản thân sau khi ra trường. Nghĩ lại cái thời “ngủ ngày, cày đêm” mà thấy sợ, thấy lãng phí nhiều thời gian quý báu quá”- một sinh viên đã qua thời "ngủ ngày" chia sẻ.

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh (Hanoimoi)