>> Giáo dục, tuyển sinh, hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, học đường

Tuyển sinh 2014: Giảm chỉ tiêu ngành nóng

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, Bộ sẽ yêu cầu các trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh riêng cho một số ngành nhiều người học thay vì chỉ xác định chỉ tiêu tổng cho toàn trường, sau đó trường tự phân cho từng ngành như hiện nay. Những trường nhiều năm liền mất cân đối chỉ tiêu giữa các ngành, Bộ sẽ giao trực tiếp chỉ tiêu trên cơ sở năng lực đào tạo của từng ngành.

Việc này nhằm khắc phục tình trạng một số trường dồn chỉ tiêu cho các ngành dễ thu hút thí sinh, gây quá tải cục bộ, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo,” ông Ga nói.

Các ngành nóng hiện nay có thể kể đến là khối ngành kinh tế, khối y dược, đặc biệt là bác sỹ đa khoa

Đối với nhóm ngành kinh tế, Thứ trưởng Ga cho biết trong các năm qua, Bộ đã đưa ra cảnh báo về nhu cầu nhân lực các ngành kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh đã vượt so với quy hoạch nguồn nhân lực và nhu cầu xã hội, khiến sinh viên tốt nghiệp các ngành này khó tìm được việc làm.

>>Giảm chỉ tiêu tuyển sinh nghành Sư phạm trong năm 2014

>>Giảm chỉ tiêu đào tạo các ngành kinh tế

Trong năm 2013, số thí sinh đăng ký dự thi vào khối ngành này đã giảm 10% so với năm 2012. Trong khi đó một số ngành đào tạo có số hồ sơ đăng ký dự thi tăng so với năm trước gồm nhóm ngành khoa học giáo dục tăng 3,1%, kỹ thuật môi trường và bảo vệ môi trường tăng 1,4%...

Tuyển sinh 2014: Giảm chỉ tiêu ngành nóng

Tuyển sinh 2014: Giảm chỉ tiêu ngành nóng

Đối với khối ngành y dược, năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với nhiều cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo ngành này. Kết quả kiểm tra cho thấy nhìn chung các trường đã có nhiều cố gắng trong đầu tư đội ngũ và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, một số cơ sở đào tạo đã tuyển sinh vượt quá năng lực hiện có của nhà trường.

Để hạn chế tình trạng quá tải cục bộ ở những ngành này, đặc biệt là ngành bác sỹ đa khoa, Bộ yêu cầu các trường đăng ký chỉ tiêu riêng cho các ngành trong tổng chỉ tiêu chung,” Thứ trưởng Ga cho biết.

Quy định mới này là một động thái tiếp theo trong nỗ lực điều chỉnh quy mô ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội và đảm bảo chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ cũng thừa nhận việc điều chỉnh cơ cấu ngành còn chậm, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của quá trình đổi mới, chưa gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của từng ngành, địa phương và xã hội, còn thiếu quy hoạch chung về ngành và trình độ đào tạo.

Theo Phạm Mai, VN+