>> Điểm thi tốt nghiệp 2015 >> Điểm thi đại học 2015 >> Điểm chuẩn đại học 2015


Chưa hết, trong quá trình nộp hồ sơ, thí sinh và phụ huynh còn phải căng như dây đàn khi theo dõi bảng xếp hạng trường do ĐH công bố, rồi đưa ra nhận định, phân tích ngành này ảo, ngành kia ảo để quyết định giữ hoặc rút hồ sơ. Nhiều người ví họ như người nông dân đang “chơi” chứng khoán.

Tuển sinh 2015: Mất hết giấy tờ vì gặp cướp

Sáng ngày 11/8, tại trường ĐH Công nghiệp TPHCM, thí sinh Huỳnh Thị Ngọc Thanh (quê Bình Phước) cùng cô ruột là chị Huỳnh Thị Tươi mặt mếu máo đứng trước cửa phòng đào tạo trường để xin lại giấy xác nhận nguyện vọng vì bị cướp trên đường đi nộp hồ sơ. Thanh cho biết, để chuẩn bị nộp hồ sơ, từ 5 giờ sáng cùng ngày, Thanh bắt xe từ Bình Phước lên TPHCM. Sau khi đến bến xe miền Đông, Thanh bắt xe ôm đi hơn chục cây số để sang nhà cô ở quận 11 nhờ chở đi nộp hồ sơ.

“Trường ĐH Nông Lâm hiện có hơn 4.000 hồ sơ. Theo đó, trung bình mỗi thí sinh đăng ký 2- 3 ưu tiên, nếu thống kê theo ngành, trường có hơn 10.000 thí sinh có mặt ở tất cả các ngành (trong khi chỉ tiêu chỉ 5.300). Tuy nhiên, khi xét tuyển, thí sinh chỉ được trúng tuyển 1 ngành duy nhất, vì thế, khi theo dõi danh sách cập nhật, các em nên có phương pháp loại trừ phù hợp để tránh trường hợp ảo, dẫn đến rút hồ sơ trong khi vẫn có khả năng trúng tuyển”.

Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Nông Lâm TPHCM

Tuy nhiên, khi xe ôm vừa dừng trước cổng nhà thì bất ngờ hai thanh niên chạy xe máy tiến tới giật túi xách của Thanh khiến em kêu la trong tuyệt vọng. “Trong túi xách chỉ có 200 ngàn đồng nhưng bao nhiều giấy tờ quan trọng như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, học bạ và đặc biệt là giấy chứng nhận kết quả thi để em nộp hồ sơ bị cướp mất. Lúc đó lo quá nên em không biết làm gì ngoài việc đứng khóc”, Thanh kể.

Thấy cháu đứng khóc trước cửa, chị Tươi chạy ra dẫn Thanh vào nhà trấn an. Sau đó, chị gọi điện lên Sở GD&ĐT TPHCM để hỏi về thủ tục thì được hướng dẫn sang trường ĐH Công nghiệp TPHCM (nơi Thanh dự thi) để cấp lại giấy tờ. Tại trường ĐH Công nghiệp TPHCM, ông Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo trường hướng dẫn Thanh ra công an phường khai báo sự việc và sau khi có giấy xác nhận từ cơ quan công an, trường sẽ cấp lại giấy chứng nhận kết quả thi để em nộp hồ sơ.

“Năm trước chị con Thanh cũng thi ĐH tại TPHCM nhưng chỉ tốn kém mấy ngày đi thi, rồi khi biết kết quả thì lên TP nhập học nữa là xong. Còn lần này, con bé phải mất một lần đi thi ĐH, giờ thêm một lần đi nộp hồ sơ, đó là chưa kể sắp tới đây còn phải rút ra nộp vào nếu điểm thấp nữa. May mà có người quen cho ở nhờ chứ không nó phải đi thuê trọ, rõ là thi lần này tốn kém hơn lần trước nhiều”, chị Tươi nói.

Thí sinh Nguyễn Thanh Nga (quê Đắk Lắk) cùng mẹ xuống TPHCM nộp hồ hơ xét tuyển vào trường ĐH Sài Gòn từ ngày 7/8. Tuy nhiên, đến ngày 10/8, thứ tự xếp hạng của em nằm cách xa chỉ tiêu của trường đến hơn 300 bậc nên Nga tức tốc bắt xe về TPHCM lần nữa để rút hồ sơ nộp sang trường khác. “Lần này quen đường với thủ tục nên em quyết định đi một mình. Bên cạnh đó, lo sợ phải thêm nhiều lần rút hồ sơ ra rồi lại nộp vào, em quyết định thuê nhà trọ ở lại để đỡ mất công lên xuống nhiều lần”, Thanh kể.

Trong khi đó, anh Nguyễn Minh Tuấn và con trai là Nguyễn Minh Thi (quê Bình Thuận) từ 2 giờ sáng ngày 11/8 đã bắt xe vào TPHCM để nộp hồ sơ cho con trai tại trường ĐH Công nghiệp TPHCM. Anh Tuấn kể: “Do kinh tế khó khăn nên mấy ngày nay anh và con tối nào cũng ra tiệm internet xem điểm số các trường thế nào, đến giờ mới dám vào TPHCM nộp hồ sơ”.

Thí sinh chóng mặt với ưu tiên “ảo”

Theo quy định, ở nguyện vọng 1, mỗi thí sinh có 4 ưu tiên được xếp từ 1 đến 4 để nộp hồ sơ xét tuyển vào 1 trường ĐH. Theo đó, 4 ưu tiên đều có giá trị xét tuyển như nhau căn cứ vào điểm thi của thí sinh nên mỗi thí sinh chỉ được xét trúng tuyển vào một ngành. Trong trường hợp thí sinh trúng tuyển nhiều ưu tiên, trường sẽ xét trúng tuyển vào ngành thí sinh chọn ưu tiên cao nhất. Về cơ bản, hình thức này sẽ giảm tỷ lệ ảo giữa các trường ĐH, tuy nhiên lại tăng tỷ lệ ảo của các ngành trong cùng một trường.

Theo phần mềm tuyển sinh của các trường như ĐH Nông Lâm, ĐH Sư phạm, ĐH Sài Gòn, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ĐH Tài nguyên- Môi trường, ĐH Mở TPHCM, ĐH Y dược TPHCM… thí sinh đăng ký bao nhiêu ngành thì sẽ có mặt ở tất cả các ngành trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên, những thí sinh này chỉ được phép trúng tuyển 1 ngành duy nhất trong số các ngành đăng ký (nếu trên điểm chuẩn) vì thế tỷ lệ ảo rất cao khiến thí sinh khi nhìn vào cảm thấy lo lắng, khó phân biệt thật, ảo.

Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết: “Theo hình thức này thì tỷ lệ ảo giữa các ngành trong một trường rất lớn, nó giống như trò chơi chứng khoán nên dễ làm thí sinh và phụ huynh “chóng mặt””.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết, để tránh trường hợp ảo giữa các ngành, trường vừa bổ sung chức năng tra cứu theo ngành dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường. “Theo đó, khi thí sinh đã trúng tuyển ưu tiên 1 thì sẽ không xuất hiện ở các ưu tiên tiếp theo, hoặc rớt ưu tiên 1 nhưng trúng tuyển ưu tiên 2 thì thứ tự của thí sinh đó sẽ không xuất hiện ở ưu tiên 3 và 4...”, ông Minh nói.

Tương tự, trường ĐH Kinh tế TPHCM vừa qua cũng đưa vào sử dụng phần mềm lọc thí sinh ảo.

Được rút hồ sơ và điều chỉnh nguyện vọng tại Sở GD&ĐT

Bộ GD&ĐT vừa ra công văn chỉ đạo các trường ĐH,CĐ, các Sở GD&ĐT về việc hỗ trợ thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT). Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh, nhất là thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT), Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT phối hợp với các trường ĐH, CĐ tiếp tục cho thí sinh đăng ký xét tuyển và thay đổi nguyện vọng theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ. Cụ thể như sau: Thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT và nộp vào trường khác sẽ trực tiếp rút hồ sơ tại trường theo quy định hoặc có thể tới sở GD&ĐT địa phương hoặc các trường THPT do sở GD&ĐT quy định để nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.

Theo Tiền Phong, tin gốc: http://www.tienphong.vn/giao-duc/rut-nop-ho-so-tuyen-sinh-kho-nhu-nong-dan-choi-chung-khoan-895331.tpo