Trọng âm trong tiếng anh là gì?

Trọng âm của một từ chính là chìa khóa diệu kỳ để hiểu và giao tiếp thành công tiếng Anh. Người bản ngữ sử dụng trọng âm rất tự nhiên, trong khi đó người học rất lúng túng, khó khăn khi giao tiếp một phần do chưa biết cách sử dụng trọng âm đúng cách. Không phải ngôn ngữ nào cũng có trọng âm ví dụ: tiếng Nhật, tiếng Pháp hay tiếng Việt. Đối với tiếng Anh, trọng âm của từ không phải là lựa chọn ngẫu nhiên. Điều đó có nghĩa là bạn không thể nhấn trọng âm vào chỗ nào bạn thích hoặc không thích. Người bản xứ sử dụng trọng âm của từ để giao tiếp một cách thuần nhuyễn và chính xác thậm chí cả trong tình huống hội thoại khó. Ví dụ bạn không nghe rõ một từ nào đó nhưng bạn vẫn có thể hiểu được là nhờ trọng âm của từ.

Tầm quan trọng của việc nhấn trọng âm chuẩn trong tiếng anh

Trọng âm trong tiếng Anh là đặc biệt quan trọng, vì việc dùng đúng trọng âm là điều kiện tiên quyết để giao tiếp thành công bằng tiếng Anh. Trọng âm trong tiếng Anh là đặc biệt quan trọng, vì việc dùng đúng trọng âm là điều kiện tiên quyết để giao tiếp thành công bằng tiếng Anh. Ngoài ra, đối với các bạn học sinh, việc nắm vững các quy luật nhấn trọng âm trong tiếng Anh càng quan trọng hơn khi tỉ lệ xuất hiện của bài trọng âm trong đề thi đại học lên đến 100%! Bạn có thể nắm vững các quy tắc này cũng như toàn bộ nội dung của chương trình tiếng anh cơ bản thông qua khoá học tiếng anh dành cho người mất căn bản tại Academy.vn:

Dấu hiệu nhận biết từ nhấn trọng âm

1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất: Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ:

  • Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, TAble
  • Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy
  • Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...
  • Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu. Ví dụ: FOllow, BOrrow...
  • Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm. Ví dụ: PAradise, EXercise

2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai

  • Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN
  • Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm. Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...
  • Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm. Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...

3) Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên: Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên. Ví dụ:

  • Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic...
  • Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion...
  • Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên

  • Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên: Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy
  • Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên. Ví dụ: CRItical, geoLOgical

5) Từ ghép (từ có 2 phần)

  • Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...
  • Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned...
  • Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to OVERcome, to overFLOW...

Quy tắc nhấn trọng âm tiếng anh

Trọng âm trong tiếng Anh có khá nhiều quy tắc, chính vì vậy một số bạn lo ngại là sẽ không thể nhớ hết được. Tuy nhiên các bạn cũng đừng lo lắng quá bởi các quy tắc này cũng không quá khó nhớ, và thay vì nhớ quy tắc, chúng ta sẽ học cách nhớ ví dụ của các quy tắc này. Từ những ví dụ này, chúng ta dễ dàng suy ra công thức và áp dụng cho các từ khác, kể cả các từ chưa bao giờ gặp.

Tất nhiên chúng ta cũng cần nhớ thêm một số từ đặc biệt (exceptional) vì đi thi những từ này hay được hỏi lắm. Nhưng để biết những từ nào là đặc biệt, chúng từ phải biết những từ nào tuân theo quy tắc trước đã các bạn nhé. Sau đây là các quy luật cơ bản về trọng âm.

  • Một từ chỉ có một trọng âm chính.
  • Chúng ta chỉ nhấn trọng tâm ở nguyên âm, không nhấn trọng âm ở phụ âm.
  • Danh từ và tính từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Ví dụ: PREsent, Table, CLEver
  • Động từ 2 âm tiết thường có trọng âm ở âm tiết thứ hai. Ví dụ: to preSENT, to deCIDE. Nếu danh từ và động từ có cùng dạng thì ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất khi nó là danh từ, nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai khi nó là động từ.
  • Từ tận cùng là –ic, -ion, -tion, ta nhấn trọng âm ở nguyên âm ngay trước nó. Ví dụ: teleVIsion, geoGRAphic, chaOti
  • Từ có tận cùng là : -cy, -ty, -phy, -gy, -al, ta nhấn trọng âm ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Ví dụ: deMOcracy, phoTOgraphy, geOlogy, CRItical
  • Các từ ghép có quy tắc trọng âm như sau
Danh từ ghép, trọng âm ở từ thứ nhất : BLACKbird, GREENhouse
Tính từ ghép, trọng âm ở từ thứ hai: bad-TEMpered, old-FASHioned
Động từ ghép trọng âm ở từ thứ hai: to underSTAND, to overFLOW

Lưu ý:

  • Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.
  • Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
    Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine
  • Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).

Tóm tắt các quy tắc ghi nhớ trọng âm trong tiếng anh (Rules of Word Stress in English). Có hai quy tắc cơ bản sau

  1. Một từ có một trọng âm. ( Một từ không thể có hai trọng âm, nên nếu bạn nghe thấy hai trọng âm thì đó chắc chắn là hai từ).
  2. Trọng âm của từ luôn rơi vào nguyên âm chứ không phải phụ âm.

Ngoài ra còn có thêm một số quy tắc sau ( Xin lưu ý là quy tắc không đúng cho tất cả các trường hợp vì vẫn có ngoại lệ).

1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Quy tắc

Ví dụ

Với hầu hết các danh từ có hai âm tiết

PRESent, EXport, CHIna, TAble

Với hầu hết các tình từ có hai âm tiết

PRESent, SLENder, CLEVer, HAPpy

2) Trọng âm rơi vào âm cuối

Quy tắc

Ví dụ

Với hầu hết các động từ có hai âm tiết

to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN

3) Trọng âm rơi vào âm áp chót (Là âm thứ hai trở đi)

Quy tắc

Ví dụ

Với các từ kết thúc là : -ic

GRAPHic, scienTIfic

Với các từ kết thúc là : -sion và -tion

teleVIsion, reveLAtion

4) Trọng âm rơi vào âm tiền giáp cuối (Là âm thứ ba từ cuối lên)

Quy tắc

Ví dụ

Với các từ kết thúc là : -cy, -ty, -phyand -gy

deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy

Với các từ kết thúc là : - al

CRItical, geoLOGical

5) Với các từ ghép

Quy tắc

Ví dụ

Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào phần đầu tiên của từ.

BLACKbird, GREENhouse

Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ hai của từ.

bad-TEMpered, old-FASHioned

Với các động từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ hai của từ.

to overFLOW, to underSTATE

 

Học cách nhấn trọng âm qua Video