Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOC - ĐIỂM CHUẨN

Tin liên quan:

>> Tỉ lệ đậu tốt nghiệp 2012

>> Hưng Yên tạm dẫn đầu tỷ lệ tốt nghiệp với 99,9%

>> Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp gần 100%

 

Để chấn hưng giáo dục, thay vì chỉ lo hô hào những khẩu hiệu, đã đến lúc ngành giáo dục nên có cái nhìn thẳng thắn và thực tế căn bệnh thành tích vốn đang kháng thuốc về vấn đề thi cử tốt nghiệp THPT hiện nay.


Liên tiếp 2 năm qua, kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn có quá nhiều tai tiếng. Năm vừa rồi tỉ lệ đỗ tốt nghiệp “khủng” trên 90%; năm nay, dù mới chỉ thi thôi thì kỳ thi này cũng đã gây bàng hoàng trong dư luận vì chuyện tiêu cực trong thi cử qua “sự kiện Đồi Ngô”. Clip tiêu cực trong thi cử vừa qua ở hội đồng thi THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) đã thể hiện sự xuống cấp trầm trọng của chất lượng giáo dục, chất lượng thi cử. Không những thế, những hình ảnh giám thị coi thi vô tư ném phao thi cho các thí sinh còn góp phần làm đảo lộn đạo đức giáo dục, nền tảng sư phạm, quan hệ thầy trò. Tất cả mọi người đều lên án hành động tiêu cực này, điều đó chắc chắn rồi. Song, câu hỏi đặt ra là xuất phát từ nguyên cớ nào dẫn đến “sự kiện Đồi Ngô”?

tỉ lệ đậu tốt nghiệp, ti tốt nghiệp, tuyển sinh, thông tin tuyên sinh, điêu kiện xét tuyển, chấm phúc khảo

Thứ nhất, chắc chắn sự việc xuất phát từ áp lực của căn bệnh thành tích, không thầy cô này lại muốn mang tiếng là trường mình dạy trò chẳng ra gì để chúng rơi rớt thảm thương trong kỳ thi tốt nghiệp. Mà đó đâu phải là suy nghĩ của riêng các giáo viên Trường THPT Đồi Ngô, đó là căn bệnh chung của nền giáo dục hiện nay. Kế đến, Trường THPT Đồi Ngô là một trường dân lập mà đại đa số các học sinh trong trường thuộc hệ này đều có thành tích thấp trong việc học tập, bằng chứng là họ không thể vượt qua sự sàng lọc về điểm chuẩn để được vào một trường THPT công. Thành tích học tập đã kém, để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp không phải là một điều gì dễ dàng nếu không nói là khó khăn với nhiều học sinh thuộc hệ dân lập. Thầy cô nào mà chẳng thương lấy các trò, muốn cho các trò có một tấm “giấy chứng nhận không mù chữ”, để có thể xin việc với một số công việc phổ thông nhất định. Thế là họ làm ngơ cho các em thoải mái quay bài, thậm chí ném “phao” cho các em.

Tình thầy trò như thế là đã sâu sắc đến tận cùng rồi. Tuy nhiên đó là tình thương đặt không đúng chỗ nên các thầy cô này bị xã hội lên án; song họ cũng đáng thương thay bởi suy cho cùng, tất cả đều là nạn nhân của cái gọi là thành tích trong thi cử. Giáo viên thì không thể chống đối chủ trương nên đành bóp méo lương tâm nhà giáo, ngành giáo dục địa phương thì cũng rơi vào thế ép buộc vì cách xếp hạng giáo dục địa phương qua thi cử, chỉ tiêu, tỉ lệ như hiện nay.

Có lẽ những tiêu cực vừa qua trong thi cử tại Đồi Ngô và một số nơi khác là bằng chứng góp phần giải thích một cách rõ ràng và chính xác nhất về những con số vô cùng đẹp mắt của kết quả tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT năm trước. Nhìn vào kết quả trên 90% đỗ tốt nghiệp, thậm chí nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên lại có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lên đến 100% thì người ta cũng hình dung ra chuyện thi cử của các em đã tiêu cực thế nào, chỉ có điều là không có clip bằng chứng như “sự kiện Đồi Ngô” vừa qua mà thôi. Năm nay, Bộ Giáo dục chưa có kết quả tỷ lệ tốt nghiệp THPT, song nhìn vào những tiêu cực từ “sự kiện Đồi Ngô” thì nhiều người cũng đoán ra rằng, dấu ấn của bệnh thành tích, những con số tuyệt đẹp vẫn hằn rõ tỉ lệ này. Đây quả là một con số đáng sợ, nó minh chứng cho cái gọi là chất lượng ảo của học sinh hiện nay.

Câu hỏi cần hay không một cuộc thi quá tốn kém như hiện nay mà chỉ để tạo ra những con số đẹp đã được đặt ra nhiều lần? Song, những người đầu ngành giáo dục chưa ai chịu bàn tới một cách sâu sắc câu hỏi này và vẫn giữ quan niệm thi cử và cất công loay hoay đổi mới thi cử thế nào cho… phù hợp! Nhiều giải pháp đã đưa ra nhưng tất cả đều đi đến bế tắc, thất bại, không phương pháp nào là phù hợp bởi chuyện thi cử trong tình hình xã hội hiện nay đã không còn cần thiết. Bởi một khi thành tích biến thành chủ trương như hiện nay thì kỳ thi tốt nghiệp THPT đã biến thành kỳ thi đua và tài trình diễn của những báo cáo viên ngành giáo dục. Khi đó bằng cấp không còn là minh chứng đánh giá được lượng tri thức mà học sinh dung nạp được sau 12 năm đèn sách.

Vậy nếu ta bỏ kỳ thi này thì được lợi hay hại gì? Thứ nhất, theo thống kê thì mỗi năm thi tốt nghiệp, ngân sách phải tốn kém ít nhất khoảng 10 tỉ đồng/tỉnh. Vậy nếu bỏ thi, mỗi năm ngành giáo dục tiết kiệm được trên 500 tỉ đồng; đó là một số tiền đủ lớn để các nhà giáo dục có thể làm được rất nhiều việc hữu ích khác để phục vụ sự phát triển chất lượng giáo dục như tăng lương giáo viên để họ có điều kiện tốt hơn phục vụ cho công tác giáo dục, hỗ trợ các học sinh nghèo vững bước đến trường… Thứ hai, nếu bỏ thi chúng ta sẽ loại bỏ được rất nhiều gánh nặng cho xã hội. Học sinh không phải lo lắng, phát ốm vì ôn thi mà có thời gian đầu tư học những kiến thức bổ ích khác cho cuộc đời mình… Rõ ràng duy trì cuộc thi trong tình trạng hiện nay là một sự lãng phí khổng lồ mà sự lãng phí ấy không để làm gì, chỉ nhằm tạo ra những con số đẹp để tô hồng cho cái báo cáo thành tích.

Ngoài ra, nếu không thi cử, những học sinh sau 12 năm đèn sách mà không có lấy một cái bằng thì sẽ thế nào? Song, thực tế hiện nay tấm bằng tốt nghiệp THPT chỉ có ý nghĩa hành chính đối với mỗi con người. Hay nói nôm na là giấy chứng nhận thoát nạn mù chữ. Người ta cần nó mới có thể thi đại học hoặc đủ điều kiện để xin việc với một số công việc phổ thông nhất định. Tuy nhiên không phải có tấm bằng THPT rồi thì họ sẽ được nhận vào làm việc, được vào đại học mà họ đều phải trải qua thi tuyển khắt khe. Mà với tấm bằng không phải do học lực mà học sinh có được thì họ hoàn toàn không thể nào vượt qua cửa ái để vào đại học hay các nhà tuyển dụng… Huống gì trong tình hình phát triển hiện nay, các nhà tuyển dụng luôn cần những người có trình độ như cao đẳng, đại học để có thể đáp ứng tốt công việc. Suy cho cùng, tấm bằng THPT hiện nay vô nghĩa! Nếu ngành giáo dục cần có một tỉ lệ thí sinh thi đỗ gần như tuyệt đối thì chúng ta chỉ cần cấp một chứng nhận học sinh đã hoàn thành 12 năm đào tạo. Việc này đơn giản và ít tốn kém nhất. Vậy cuối cùng nếu bỏ thi, chúng ta được cả! Điều này cũng đã được ngành giáo dục chứng tỏ khi thực hiện bỏ thi THCS, kết quả mọi thứ đều tốt đẹp mà chẳng có gì để gọi là mất mát!

Vậy bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT là cần thiết để loại bỏ những gánh nặng tài chính, thời gian cho xã hội; quan trọng nhất bỏ thi tốt nghiệp THPT giúp chúng ta loại bỏ được nguy cơ tạo ra căn bệnh thành tích đầy phản cảm trong giáo dục, như “sự kiện Đồi Ngô” vừa qua.

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

 

(Theo: Petrotime)