Phương pháp tăng cường khả năng tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực.

Phương pháp tăng cường khả năng tư duy sáng tạo trong công việc

Phương pháp tăng cường khả năng tư duy sáng tạo trong công việc

Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật marketing… hoặc trong các phát minh, sáng chế…

Phương pháp giúp bạn rèn luyện tư duy sáng tạo:

1. Tạo một danh sách các ý tưởng hiện tại của bạn

2. Luôn mang theo một cuốn sổ tay bên mình ở bất cứ đâu.

3. Thử viết cái gì đó.

4. Nhấc mông ra khỏi máy tính.

5. Ngưng dằn vặt, hành hạ bản thân.

6. Nghỉ giải lao

7. Hát  trong khi tắm.

8. Làm một ly cà phê.

9. Nghe những bài nhạc mới

10. Mở

11. Thảo luận với những người khác

12. Ghi lại những ý kiến của họ.

13. Hợp tác

14. Không bỏ cuộc

15. Thực hành

16. Cho phép bản thân mắc sai lầm.

17. Đi đến một nơi nào đó mới mẻ

18. Hãy nhớ những điều ước của bạn

19. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều

20. Hãy mạo hiểm

21. Phá vỡ những nguyên tắc

22. Đừng ép buộc mình

23. Đọc một trang của quyển từ điển

24. Hãy làm một cái khung ảnh

25. Đừng cố tỏ ra hoàn hảo

26. Viết ra những ý tưởng

27. Dọn dẹp nơi làm việc

28. Hãy vui vẻ

29. Hoàn thành một việc gì đó.


Thực hiện 6 điều này để rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo mỗi ngày


1. Đọc


Một lần nữa chúng ta lại nhắc về thói quen đọc. Ngày càng nhiều người rời xa những trang sách vì smartphone, vì interner, mạng xã hội,… Nhưng “bài tập” để rèn luyện tư duy và sự sáng tạo là đọc, đọc và đọc.

Đừng nghĩ là đọc là phải đọc những cuốn sách kinh điển, hàng vạn trang, những cuốn sách khó đọc. Hãy đọc nhiều loại sách khác nhau, sách kinh tế để đầu óc logic hơn, sách văn học, thơ phú để gương mặt thanh tú hơn, sách kĩ năng mềm để khôn ngoan hơn,…

2. Viết


Nếu có thói quen viết nhật kí thì bạn đang có một “bài tập” tốt để rèn luyện bộ não của mình. Hãy cố gắng viết chi tiết hơn, có mục đích hơn và trình bày một cách khoa học.

Còn nếu bạn chưa có thói quen viết nhật kí. Mỗi ngày, hãy cố gắng viết về một điều gì đó. Một thứ bạn gặp trên đường, một việc bạn làm trong ngày, một người bạn vừa quen, về những dự định cho tương lai,… Nếu không thể viết bằng tay hãy mở một word document mới và bắt đầu đánh máy. Không cần chủ đề, không cần câu dẫn nhập, không cần chỉnh sửa và quan trọng nhất là không tự phê bình.

Hãy để những ngón tay “nhảy múa” trên bàn phím máy tính và bộ não quyết định “câu chuyện” của bạn tiếp tục như thế nào. “Thường thì tôi sẽ kết thúc với một “sản phẩm” chẳng ra sao nhưng bài tập này giúp tôi có thêm năng lượng sáng tạo” – theo Jason Surfrapp.

3. Đi


Đừng vùi mình trong phòng sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Hãy cố gắng dành cho mình một khoảng thời gian đủ dài để cơ thể bạn nghỉ ngơi và thư giãn. Đi bộ 1 vòng quanh công viên gần nhà, chạy bộ trên một con đường vắng, đi đánh cầu lông, đá bóng với bạn bè, đi nghe nhạc hội, đến quán bar… Những chuyến đi “chớp nhoáng” nhưng tác dụng thì không ngờ.

Ví dụ, thưởng thức bộ phim yêu thích trên màn hình lớn, âm thanh sống động và mùi bắp rang thơm lừng luôn là một trải nghiệm tuyệt vời. Không chỉ giúp thư giãn sau một ngày làm việc, xem phim có tác dụng kích thích sự sáng tạo của người xem, nhất là những bộ phim khoa học viễn tưởng.


4. Trò chuyện với những người bạn mới quen


Trò chuyện với những người bạn mới khiến bạn phải tư duy nhiều hơn để có những cuộc nói chuyện thú vị. Không những thế bạn cần xử lí nhiều hơn vì sẽ phát sinh nhiều tình huống mới. Bạn sẽ ghi nhận được những kiến thức mới. Bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp với người lạ. Lắng nghe câu chuyện từ một người mà bạn không quen biết có thể giúp bạn nhìn nhận một điều từ các quan điểm khác nhau. Điều này giúp bạn rèn luyện tư duy sáng tạo theo nhiều hướng mà có thể hoàn toàn trái hẳn với suy nghĩ của bạn.


5. Ăn uống tích cực


“Có thực mới vực được đạo”, một số nghiên cứu về việc cách chúng ta ăn uống ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ. Nếu bạn muốn suy nghĩ một cách khác biệt, hãy bắt đầu cung cấp năng lượng mới cho cơ thể. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết con người có thể tư duy sáng tạo hơn khi hấp thụ những thức ăn bổ dưỡng hơn.

Tất nhiên, phải nhắc lại là “ăn uống tích cực” vì nếu ăn uống không khoa học thì đến tính mạng bạn còn chẳng giữ được nữa là tư duy.


6. “Tụ tập” và lên những ý tưởng “điên rồ”


Hãy tụ tập với những người bạn tốt và có khả năng tư duy sáng tạo tốt và cùng nhau lên những ý tưởng, kế hoạch điên rồ. Hãy nghĩ ra thật nhiều, thật nhiều thứ về một chủ đề nào đó bạn và những người bạn quan tâm. Trong số 100 hay 1000 ý tưởng điên rồ kia có thể sẽ là những ý tưởng vĩ đại.

Dạng “bài tập” này có thể gọi là họp nhóm, nhưng nó thoải mái, tự do hơn và chẳng theo một kế hoạch nào cả. Nhóm đưa ra một chủ đề và mọi người tự do tranh luận. Tất nhiên, là sự tranh luận tích cực và không có “chiến tranh lạnh”.

Tư duy sáng tạo có khả năng giúp chúng ta tư duy một cách nhạy bén nhất và linh động nhất. Giúp lý giải được nhiều vấn đề, hiểu biết sâu rộng về vấn đề đó và có thể tránh được những lối mòn tư duy mang tính rập khuôn. Chính vì vậy, chúng ta cần rèn luyện nhiều hơn mỗi ngày bằng các phương pháp trên đây để nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của bản thân.

Bài viết thuộc chủ đề: tư duy sáng tạo, phương pháp tư duy sáng tạo, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, tối ưu hóa khả năng sáng tạo.