Phương án thi 2017: Đề xuất của giáo viên về bài thi tự chọn, xét tuyển

Phương án thi 2017: Đề xuất của giáo viên về bài thi tự chọn, xét tuyển

Là một giáo viên đang giảng dạy tại một trường THPT, yêu nghề, có trách nhiệm cao với sự nghiệp giáo dục và thường xuyên theo dõi những thay đổi của Bộ GD&ĐT trong vấn đề thi cử, tuyển sinh vào các cấp học, đại học,cao đẳng những năm qua.

Tôi xin được nêu ra một số góp ý mang tính xây dựng để dự thảo chương trình thi THPT Quốc Gia năm 2017 và các năm tiếp theo sẽ chạm được ý nguyện của không chỉ học sinh, giáo viên và sự đồng thuận của xã hội.

Trước hết tôi thật sự ủng hộ và đánh giá cao công tác đổi mới thi TN và tuyển sinh đại học, cao đẳng mà ta gọi là kỳ thi hai trong một (Kỳ thi THPT Quốc Gia) của Bộ GD& ĐT triển khai hai năm vừa qua mặc dù bước đầu còn một số hạn chế, tuy nhiên Bộ đã khắc phục được trong năm vừa qua.

Một kỳ thi đạt được hai mục đích được đánh giá là giảm chi phí đáng kể cho thí sinh và nhân dân.Loại bỏ được các trung tâm luyện thi và đảm bảo tính công bằng và thuận lợi nhất cho thí sinh tham gia dự thi.

Trong dự thảo phương án thi năm 2017 vừa mới được Bộ công bố chính thức, tôi đa số tán thành các quan điểm của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên tôi mạnh dạn nói ra những suy nghĩ, những ý kiến góp ý mà tôi thiết nghĩ nó sẽ một phần giảm bớt áp lực cho người học, đồng thời cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH,CĐ trong vấn đề tuyển sinh 2017.

Đó là chọn được những học sinh có đủ khả năng và trình độ theo học chuyên sâu đáp ứng nhu cầu học tập và đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước sau này bởi tôi thấy ngay khi có dự thảo phương án thi THPT Quốc Gia đã có nhiều ý kiến về việc các trường ĐH, CĐ sẽ khó mà tuyển chọn được những học sinh có đủ năng lực như các trường mong muốn.

Nếu cứ thế các trường lại tự tổ chức thi theo phương án riêng của các trường thì lúc đó kỳ thi THPT QG với hai mục đích lại giảm tính thiết thực và không đạt được mục tiêu mà ngành giáo dục đề ra. Tôi tán thành hầu hết các phương án thi trong dự thảo, tuy nhiên tôi xin góp ý một vài ý sau:

Thứ nhất: Tôi tán thành việc thi 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ bắt buộc.

Bài thi tự chọn: Tôi đề xuất vẫn có ba môn: Lí, Hóa, Sinh trong cũng một bài thi gọi là bài thi KHTN.

Nhưng nếu thí sinh có nguyện vọng vào các trường có khối A(Toán, lí, hóa) thì làm hai phần (lí ,hóa) : Mỗi môn có 25 câu trắc nghiệm, như vậy hai môn 50 câu trắc nghiệm là 10 điểm. Cũng như thế, nếu em nào có nguyện vọng vào các trường khối B(Toán, hóa, sinh) thì làm hai phần (hóa, sinh).

Đề thi cho bài thi này là 75 câu cho 3 môn (Lí, Hóa, Sinh). Nếu em nào có nguyện vọng khối A làm 50 câu (lí,hóa), em nào có nguyện vọng khối B làm 50 câu (hóa, sinh). Nếu em nào có nguyện vọng cả 2 khối A,B thì làm cả bài 75 câu.

Nếu em nào có chỉ có nguyện vọng làm để xét TN thì tự chọn: Một là hai môn lí, hóa, hai là hai môn hóa, sinh.(Phần mềm sẽ giúp ta chấm điểm và lọc điểm theo khối).

Hơn nữa với 25 câu trắc nghiệm cho mỗi môn, đề thi sẽ dễ đáp ứng được các mức độ từ cơ bản đến nâng cao của miền kiến thức trong một một học, đáp ứng được nguyện vọng tuyển chọn học sinh cho các trường ĐH, CĐ. Hơn nữa thang điểm cho số câu 25, 50 là số chẵn.

Xét tuyển vào đại học:

Khối A: Điểm bài thi môn Toán, bài thi KHTN (lí, hóa) +Ngoại ngữ (môn điều kiện, hs phải đạt 5 điểm/hoặc chứng chỉ tương đương- trong xu thế hội nhập,mục tiêu giáo dục đặt ra là tiến tới Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ thứ 2 được sử dụng tại Việt Nam ngoài tiếng Việt).

Tương tự như vậy đối với bài thi KHXH, ta chia như sau: Nếu thí sinh có nguyện vọng xét tuyển khối C, làm bắt buộc 2 phần(sử, địa). Nếu em nào thi chỉ để lấy kết quả TN thì chọn: Một là (sử+GDCD), hai là (Địa +GDCD). Tôi thiết nghĩ với phương án nêu trên sẽ góp phần giảm bớt áp lực thi cử cho các em mà vẫn phát huy được các khối thi truyền thống.

Thứ 2: Bài thi môn Ngoại ngữ nên để 50 câu trắc nghiệm (60 phút) thì mức độ phân hóa học sinh dễ hơn, đề ra đạt được nhiều mức độ để phân loại học sinh. Vì trước kia đề thi 80 câu trắc nghiệm cũng chỉ có 90 phút. Hay hai năm vừa qua, đề thi ngoại ngữ 64 câu trắc nghiệm, 5 câu tự luận và 1 đoạn văn cũng chỉ có 90 phút.


Theo Dân trí, nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/phuong-an-thi-2017-de-xuat-cua-giao-vien-ve-bai-thi-tu-chon-xet-tuyen-20160912075429501.htm