Sự kiện: Du học Mỹ, phỏng vấn du học Mỹ, điều kện du học Mỹ, visa du học Mỹ

Tin liên quan:

Phỏng vấn du học Mỹ: Gặp gỡ ai đó

Đối với người Mỹ, khi gặp ai đó lần đầu tiên theo phong tục thì đối với cả nam lẫn nữ mọi người đều bắt tay nhau. Khi gặp gỡ và ôm nhau chỉ dành cho những người bạn thân thiết. Hôn là phong tục không phổ biến ở Mỹ và đàn ông không bao giờ hôn người đàn ông khác.

duhoc, du hoc, du học My, thong tin du hoc my, du hoc my, phong van du hoc my

Hình minh hoạ, chủ đề Phỏng vấn du học Mỹ_Phần 2

 

Người Mỹ thường tự giới thiệu tên và họ của mình hoặc bình thường họ chỉ giới thiệu tên. Ví dụ: Khi gặp ai đó người Mỹ có thể tự giới thiệu: “Hello. I’m John Smith” hoặc “Hi, I’m John”. Câu trả lời chung khi ai đó tự giới thiệu họ với bạn là: “Please to meet you”. Trong trường hợp ai đó được giới thiêu với bạn mà chỉ có họ và chức danh thì bạn nên xin lại địa chỉ mà có tên của họ. Người Mỹ thường xin địa chỉ có tên của những người thân và những người cùng kinh doanh. Tuy nhiên, bạn luôn phải nhớ ghi lại tên và địa chỉ của giáo sư dạy bạn ở trường theo chức danh và họ.

Phỏng vấn du học Mỹ: Nói chuyện điện thoại

Người Mỹ thường trả lời điện thoại bằng những câu nói đơn giản như: “Hello”. Nếu bạn gọi điện đến một công ty, người trả lời điện thoại sẽ xưng tên của công ty và đồng thời cả tên của họ. Nếu người bạn muốn gặp chính là người nhấc điện thoại thì bạn chỉ cần chào họ và xưng danh của mình. Nếu không phải thì bạn có thể nói lịch sự với người nghe máy cho bạn gặp người bạn muốn nói chuyện. Ví dụ: “May I please speak with Andrew Brown?".

Phần lớn người Mỹ có máy điện thoại tự động trả lời tại nhà. Và các công ty đều có tài khoản hộp thư thoại cho các nhân viên của mình. Khi bạn muốn để lại lời nhắn thì phải để lại tên và số điện thoại của mình rõ ràng. Tin nhắn điện thoại sẽ tóm tắt và chuyển đến địa điểm cần chuyển.

Phỏng vấn du học Mỹ: Ăn ở ngoài

Tất cả các nhà hàng ở Mỹ đều chấp nhận hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Rất nhiều nhà hàng (thậm chí là cả cửa hàng thức ăn nhanh) cũng cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng. Một vài nhà hàng nhận thanh toán bằng thẻ ATM. Bạn sẽ khó có thể tìm thấy nhà hàng nào thanh toán bằng séc.

Như thông lệ thì tại các nhà hàng nổi tiếng bạn sẽ phải ngồi chờ bàn ăn. Rất nhiều các nhà hàng nổi tiếng không chấp nhận hình thức đặt trước hoặc bạn chỉ có thể đặt trước cho những bữa tiệc lớn (ví dụ cho 6 người trở lên). Tại các nhà hàng này, việc chờ đợi có thể kéo dài rất lâu thỉnh thoảng lên đến tận 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên khi lượng khách quá đông thì nhà hàng vẫn chấp nhận đặt trước.

Rất nhiều nhà hàng ở Mỹ (ngoại trừ các nhà hàng thức ăn nhanh) đều có giấy phép phục vụ rượu. Bia và rượu luôn luôn sẵn có. Ở vài nhà hàng thì rượu mạnh như vodka và whisky luôn sẵn sàng. Ở Mỹ người được phép uống rượu phải đủ 21 tuổi. Nếu bạn trông trẻ hơn so với tuổi, bắt buộc phải đưa ra bằng chứng để chứng minh tuổi của mình khi yêu cầu rượu uống.

Phỏng vấn du học Mỹ: Tiền bo

Chỉ có vài hình thức trả tiền bo được chấp nhận. Thứ nhất, trong các nhà hàng Mỹ, do họ không thêm tiền bo vào hóa đơn nên người phục vụ rất mong khách hàng để lại tiền bo cho mình.

Ngoài ra việc trả tiền bo còn diễn ra tại các hiệu làm đầu, phục vụ khách sạn, người trong xe và những người phục vụ ở quầy rượu. Theo luật chung thì tiền bo tương đương với 15% của hóa đơn. Trong vài trường hợp không có hóa đơn như phục vụ khách sạn và người trông xe thì tiền bo có thể chênh lệch từ 1 đôla đến 5 đôla phụ thuộc vào từng loại công việc và việc phục vụ có tốt hay không?

 

Phỏng vấn du học Mỹ: Hút thuốc


Thuốc lá hầu như không phổ biến ở Mỹ và cũng như nhiều nước khác. Nói chung, người Mỹ hút thuốc ít hơn người châu Âu và so với người châu Á thì còn hút ít hơn. Điều này trở thành một thói quen được cả nước Mỹ chấp nhận.

Thuốc lá bị cấm ở rất nhiều nơi. Nó bị cấm ở những toà nhà công cộng, các trạm giao thông công cộng (bao gồm cả trong các chuyến bay thuộc địa phận nước Mỹ), trong các cửa hàng, trường học và công sở. Quy luật chung là: nếu bạn đứng ở trong nhà, bạn không được phép hút thuốc, ngoại trừ trong các quán bar, câu lạc bộ và một vài nhà hàng. Nếu một nhà hàng không cho phép hút thuốc, họ sẽ có một khu vực dành cho những hút thuốc. Nếu bạn là một người trong số này thì thậm chí ở ngoài cửa cũng nên hỏi xem hút thuốc ở đó có làm phiền người khác không?

Lứa tuổi được phép đựợc hút thuốc ở Mỹ là 18 tuổi. Nếu bạn mua thuốc lá (hoặc một sản phẩm thuốc nào) mà bạn trông trẻ tuổi quá, nhân viên bán hàng sẽ yêu cầu bạn những bằng chứng hợp pháp để chứng minh tuổi của bạn. Bạn nên cung cấp cho họ chứng minh thư của mình cho họ.

Phỏng vấn du học Mỹ: Du học tại Mỹ có khó không?

Xin trả lời ngay là rất khó, khó nhất so với việc du học tại các nước khác. Có ba cái khó: Thứ nhất là rào cản ngôn ngữ - các trường Đại học Mỹ luôn yêu cầu bạn có một trình độ tiếng Anh cao, tối thiểu đạt 500 điểm TOEFL một số trường còn đòi hỏi cao hơn như các trường thuộc khối khoa học xã hội từ 520 đến 550 điểm TOEFL. Xin nhớ là bằng C do trường ĐH Ngoại ngữ HN cấp tương đương 450 điểm TOEFL. Thứ hai là rào cản về trình độ kiến thức chung - bạn phải qua một số kỳ thi kiểm tra kiến thức (sẽ trình bày ở phần sau) trước khi được chấp nhận vào học. Và thứ ba là rào cản về tài chính - Mỹ có mức học phí đắt nhất thế giới, trung bình là 18.000 - 30.000 USD/nǎm và thay đổi từng trường qua từng nǎm. Cá biệt có trường học phí lên đến 35.000 USD. Ngoài ra bạn còn phải chi cho các khoản sinh hoạt phí (ǎn, ở, đi lại) bảo hiểm, y tế... cũng không rẻ, tương đương với mức học phí.

Phỏng vấn du học Mỹ: Khó là vậy nhưng có gì hay?

- Tất nhiên là có. Với một mức học phí cao như vậy, SV được hưởng một chất lượng giáo dục rất cao. Nếu như người ta cho rằng giáo dục phổ thông ở Anh là tốt nhất thế giới thì cũng có thể nói như vậy với giáo dục đại học và sau đại học ở Mỹ. Cùng với kiến thức rất hiện đại, bạn còn được rèn luyện một thứ tiếng Anh với những từ ngữ cập nhật nhất. Ngoài ra, bạn sẽ có một bản lĩnh tự lập cao vì điều kiện sống ở nước Mỹ buộc bạn phải thích nghi với lối sống công nghiệp đa vǎn hoá. Và lẽ dĩ nhiên là tất cả mọi công sở doanh nghiệp trên thế giới đều rất coi trọng một tấm bằng do một trường đại học Mỹ cấp.


Phỏng vấn du học Mỹ: Đặc điểm nền giáo dục đại học?


Không giống nước ta, nền giáo dục Mỹ không theo một hệ thống tập trung (tức là không có ngành dọc quản lý theo kiểu Bộ và Sở Giáo dục) không có một kỳ thi tuyển sinh quốc gia.

Về trình độ được chia ra làm hai cấp đào tạo: Undergraduate (đại học) cấp bằng Associate (cho người hoàn thành chương trình đại cương), Bachelor(cử nhân). Graduate hay postgraduate (sau đại học) cấp bằng Master(thạc sĩ), Doctor (tiến sĩ), và Doctor associate (sau tiến sĩ). Nước ta chưa có loại hình đào tạo ở trình độ sau tiến sĩ.

Phỏng vấn du học Mỹ: Mất bao lâu cho thủ tục ứng tuyển?

Thường bạn phải mất khoảng 1 nǎm để hoàn chỉnh các hồ sơ ứng tuyển (không tính thời gian ôn luyện và các kỳ tuyển sinh). Đối với người nước ngoài xin học tại Mỹ thì tiến trình dự tuyển khá phức tạp.

Phỏng vấn du học Mỹ:  Phức tạp như thế nào?

Trước hết là chọn trường và cấp đào tạo. Bạn muốn theo học ở trình độ nào, đại học hay sau đại học. Có trường đào tạo đại học và sau đại học trong cùng một khoa (lndiana University) có trường tách riêng thành trường nhỏ độc lập (Harvard University). Cǎn cứ vào bằng cấp bạn chờ đợi sau khoá học để lựa chọn cấp học.

Tiếp đến là lựa chọn ngành theo học. Thường chia ra thành các nhóm lớn như technical (kỹ thuật), business (kinh doanh), art (nghệ thuật, social sciences (khoa học xã hội), humanities (nhân vǎn).

Các loại hình trường ở Mỹ rất nhiều và đa dạng. Đầu tiên chia làm college và university. College (đại học) thường có quy mô nhỏ và trung bình, ít khi đào tạo sau đại học. university (Viện đại học) có quy mô lớn và chuyên ngành đa dạng hơn, thường đào tạo cả sau đại học, có thể bao gồm nhiều college khác. Và có thể chia làm trường công, trường tư, trường của các tổ chức tôn giáo. Ngoài loại đào tạo 4 nǎm, còn các trường đào tạo 2 nǎm như ĐH ngắn hạn (junior college), đại học cộng đồng (Community College)

Phỏng vấn du học Mỹ: Phức tạp vậy thì chọn sao đây?

Bạn hãy lập một bản so sánh giữa các trường trong ngành và trình độ bạn đã chọn về mức độ khó của dự tuyển (các điểm thi), tính cạnh tranh (tỉ lệ % được chấp nhận), mức học phí, quy mô tuyển sinh, vị trí tọa lạc, thư viện, ký túc xá... Bạn được phép ứng cử đến 3 trường cùng một lúc (các kỳ thi vì thế luôn có 3 bản copy kết quả cho bạn). Hàng nǎm các trường đều được xếp hạng bởi một hội đồng các giáo sư toàn liên bang. Trường có thứ hạng càng cao thì học phí càng đắt và càng khó vào. Bạn hãy tìm bộ sách hướng dẫn du học Mỹ của Peterson\'s có độ tin cậy cao và cập nhật.



Phỏng vấn du học Mỹ: Tiến trình hoàn chỉnh hồ sơ ra sao?


Cần có trong tay application form (mẫu đơn) của nǎm và trường mà bạn chọn vào. Nếu không có hãy viết thư yêu cầu tới bộ phận tuyển sinh của trường đó, bạn sẽ nhận được mẫu đơn và thông tin miễn phí. Hãy nhớ hạn cuối cùng (deadline) nộp đơn khác nhau giữa các trường, một số trường nhận quanh nǎm không thời hạn (rolling). Điền đầy đủ vào mẫu đơn bằng chữ đánh máy, và gửi kèm bản sao kết quả học tập ở bậc trước đó có công chứng và dịch ra tiếng Anh (transcript). Bạn phải nộp lệ phí từ 15-60 USD.

Phỏng vấn du học Mỹ: Một số hạng mục quan trọng cần có trong hố sơ là:

+ Thư giới thiệu (letters of recommendation), cần từ 2 đến 3 thư giới thiệu về bạn do các giáo sư hay đồng nghiệp từng dạy và công tác cùng bạn trong lĩnh vực có liên quan đến ngành học. Người giới thiệu càng có uy tín thì giá trị thư càng cao. Cần một bản tiếng Việt và một bản dịch tiếng Anh.

+ Bản kế hoạch học tập nghiên cứu (purpose statement), phần lớn các trường đều yêu cầu đặc biệt với bậc sau đại học. Số chữ tuỳ theo quy định của từng trường. Phải viết bằng tiếng Anh về mục đích, kế hoạch, triển vọng của việc học tại Mỹ của bạn, cũng như vài nét cơ bản về đề cương luận án tốt nghiệp sau này.

+ Bảng điểm các kỳ thi (test records), có điểm thi tiếng Anh TOEFL (Test of English as a Foreign Langnage), hoặc của TSE (Test of spoken English). Điểm thi trình độ kiến thức chung như SAT (Scholastic Assessment Test), GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test). Hãy lưu ý thời gian thi sao cho kết quả thi được gửi đến trường đúng hạn.

+ Bằng chứng về tài chính (financial records), sổ tiết kiệm, tài sản cá nhân và gia đình lưu ký ở ngân hàng hoặc học bổng.

Phỏng vấn du học Mỹ: Có thể tìm kiếm học bổng không?

Có. Hầu như trường nào cũng có học bổng. Một số quỹ học bổng khác của các tổ chức, đoàn thể như Fullbright, Rockefeller. Tiến trình xin học bổng tiến hành riêng rẽ và gần giống với quá trình xin học. Có trường sẽ thu xếp cho bạn việc làm thêm.

Phỏng vấn du học Mỹ: Khi nào biết kết quả?

Trong thông tin các trường đều nói rõ việc này. Hồ sơ dự tuyển của bạn sẽ được hội đồng tuyển sinh bắt đầu xem xét sau khi hết hạn nộp hồ sơ và cùng với hội đồng khoa ngành bạn xin học để đưa ra quyết định. Thường từ 2-3 tháng.

 

Du học, du học Mỹ, phỏng vấn du học Mỹ, thông tin du học Mỹ, điều kiện du học.

Đăng ký nhận thêm thông tin du học Mỹ qua email tại ô bên dưới.

Kenhtuyensinh (Nguồn Yume)