Sự kiện: Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, học đường

Nữ sinh Việt đạt điểm cao nhất thết giới cuộc thi AP Calculus AB.

Trong số 2.100 học sinh theo học tại Trường Trung học Kentridge, bang Washington, Mỹ, chỉ khoảng chục em được tham dự cuộc thi AP Calculus AB.

Đây là thành phần tinh túy nhất mà chúng tôi có được. Bạn không chỉ siêng năng mà còn phải thông minh nữa”, thầy Mark Champoux làm việc tại Trường Kentridge nói.

Ông Champoux cho rằng tất cả các học sinh của mình đều thông minh nên ông không hề ngạc nhiên khi Tracy Tran, nữ sinh gốc Việt 18 tuổi, lại vừa đạt thang điểm cao nhất là 5 tại cuộc thi AP Calculus AB.

Nữ sinh gốc Việt đạt điểm cao môn toán nhất thế giới

Tracy Tran đạt thang điểm cao nhất trong cuộc thi toán do hội đồng trường học Mỹ tổ chức

Tran có niềm đam mê vô tận với sách. Khi còn nhỏ, ba mẹ Tran thường khuyên con gái ngừng đọc truyện và lên giường ngủ sớm nhưng cô vẫn lén lút đọc sách trong bóng đêm. Tuy nhiên, môn học thực sự mang cô về với thực tế là toán học.

Chúng ta có thể giải quyết rất nhiều vấn đề nhờ toán học. Vì vậy, bây giờ nó trở thành niềm đam mê của nhiều người”, Tran nói. King5 News cho biết mặc dù Tran biết mình làm bài rất tốt nhưng cô vẫn khiêm tốn trong cách nói chuyện. Mãi đến khi Hội đồng các trường đại học gửi thư báo cho Hiệu trưởng Trường Kentridge là ông Mike Albrecht, mọi người mới biết thành tích đáng mừng này.

Chỉ 14,3 % trong số 3.938.100 bài kiểm tra AP Calculus AB - một cuộc thi toán do Hội đồng Trường học Mỹ tổ chức trong năm 2013 - đạt thang điểm cao. Em ấy là một trong 8 học sinh trên thế giới có được điểm số như thế…”, trích thư gửi hiệu trưởng.

“Tôi chưa bao giờ thấy học trò nào của mình đạt điểm số bài kiểm tra AP cao như vậy”, ông Albrecht nói. Khi hiệu trưởng thông báo với lớp về thành tích của Tracy, không ai quá ngạc nhiên về điều này. “Nếu ai đó đạt điểm số hoàn hảo như vậy thì chỉ có thể là Tracy”, bạn cùng lớp Tracy là Josh Curtis nói.

Tuy nhiên, đối với Tran, thành tích này là của tập thể cả lớp.  Cô gái 18 tuổi khiêm tốn này còn có ước mơ cao đẹp hơn là mang kỹ năng toán học phục vụ cộng đồng. “Tôi khiêm tốn là vì tôi biết rằng nó không hoàn toàn là thành công riêng tôi.  Dù thế nào đi nữa, tôi cũng muốn toán học được vận dụng vào cuộc sống của chúng ta”.

Theo NLĐ