Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Tin liên quan:

> Dừng tuyển sinh 6 ngành của Viện Đại học mở Hà Nội

>> Có 85.445 hồ sơ ĐKDT khối A1

>>> Nhiều ngành tiếp tục ế


Năm nay, số lượng hồ sơ “ảo” giảm đáng kể so với các năm trước, tuy nhiên, có rất nhiều thí sinh vẫn nộp 4 -5 hồ sơ mà không biết phải thi trường nào.

Hồ sơ ảo giảm, nhưng vẫn “lệch” ngành

Theo nhận định của các nhà quản lý giáo dục, số lượng hồ sơ “ảo” của năm 2012 giảm mạnh so với các năm trước. Lý giải về việc sụt giảm đáng kể này, đại diện các sở GD-ĐT đều cho rằng do năm nay Bộ cho phép thí sinh được xét tuyển nhiều nguyện vọng nên học sinh không dự thi nhiều trường và nộp nhiều hồ sơ ảo như các năm trước.

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, ti le choi, ho so thi dh, ho so dkdt, ho so ao, tu van chon truong

Tuy nhiên, không ngoài dự báo, nhiều ngành khối C tiếp tục “ế”, rõ nét nhất là các ngành của khối sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV). Đáng nói là tình trạng này không chỉ diễn ra ở các trường đại học địa phương mà ngay cả các trường đại học lớn, uy tín cũng không nằm ngoài bức tranh chung này.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hồ sơ đăng ký dự thi năm 2012 vào ngành KHXH&NV và các ngành xã hội với tỉ lệ 4,43% thí sinh dự thi cho thấy sự “lép vế” rất rõ của ngành này. Trên 1,8 triệu lượt hồ sơ chỉ có hơn 80.000 hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành KHXH&NV. Thực tế, khi xét theo số lượng hồ sơ thì nhóm ngành này lại giảm đến gần 8%, từ khoảng 87.000 hồ sơ năm 2011 còn 80.298 hồ sơ.

Điều này cho thấy, kỳ thi đại học 2012, tình trạng thí sinh đăng ký “lệch” vẫn tiếp diễn. Thí sinh có xu hướng ưu tiên những khối, ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng hay công nghệ thông tin … và thờ ơ với nhóm ngành xã hội, hành chính. Tình trạng này diễn ra một phần do quan niệm về nghề “hot” của giới trẻ và coi nhẹ những công việc mang tính nghiên cứu chuyên sâu.

Sở dĩ những ngành khối C ngày càng ít thí sinh lựa chọn vì phần lớn những ngành này ra trường làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Cơ hội việc làm, lương bổng của những ngành này thường không cao.

Hơn thế nữa, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh các ngành dịch vụ thu hút nguồn nhân lực lớn nên cũng là cơ hội cho các trường đào tạo khối ngành kinh tế. Trường đào tạo kinh tế mở càng nhiều thì học trò càng đua nhau học vì có nhiều cơ hội và nhiều người học thì có thêm nhiều trường mở ra…

Vẫn “nhắm mắt” chọn trường

Đến thời điểm này, chỉ còn hơn 1 tháng trước kỳ thi đại học 2012, vẫn có rất nhiều thí sinh “mù mờ” với việc lựa chọn trường đại học. Bên cạnh đó, xu hướng chọn nghề hiện nay của giới trẻ và ngay cả các bậc phụ huynh đều hướng về các ngành dịch vụ, kinh tế nhiều hơn khoa học kỹ thuật.

Bạn Nguyễn Thị Khánh Linh (trường THPT Nhân Chính, Hà Nội) chia sẻ: “Năm nay em làm 4 bộ hồ sơ, đăng ký cả 2 khối A và D, nhưng vẫn chưa quyết định sẽ thi trường nào”. Trong số 4 hồ sơ đăng ký của Linh, có cả các trường thuộc top đầu như ĐH Ngoại thương, ĐH Ngoại ngữ và có những trường top giữa như trường ĐH Lao động – Xã hội. Lý giải cho chuyện này, Linh cho biết: “Không biết sức học mình đến đâu nên em cứ đăng ký mấy trường luôn cho chắc, biết đâu lúc thi lại được điểm cao, đỗ trường top đầu”.

Không chỉ học sinh lớp 12 “mơ hồ” về sức học của mình, rất nhiều phụ huynh cũng đặt kỳ vọng quá cao vào con em mình, khiến thí sinh không nhận thức được khả năng của bản thân. Nguyễn Đức Hùng (PTTH Lê Quý Đôn, Hà Nội) cho biết, do gia đình có truyền thống làm ngân hàng nên khi đăng ký hồ sơ thi đại học, cha mẹ em cũng kiên quyết bắt em đăng ký HV Ngân hàng. Nhưng điểm trung bình của Hùng chỉ đạt 6,8 – 7,0 nên hi vọng thi đỗ vào trường đại học top đầu như HV Ngân hàng rất ít. Hùng chia sẻ: “Em cũng biết sức học của mình không tốt lắm, nhưng bố mẹ em bảo nhà mình có “gen” ngân hàng rồi, không phải lo nên em vẫn thấy tự tin lắm”.

Tất nhiên, việc phụ huynh và học sinh hi vọng vào các khối ngành kinh tế cũng phản ánh mong muốn được làm giàu một cách chính đáng của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Nhưng việc để học sinh chỉ tập trung vào nhóm ngành kinh tế sẽ tạo nguy cơ mất cân đối nguồn nhân lực trong xã hội.

Xét về thực tế sự phát triển kinh tế xã hội ở một nước chủ yếu kinh tế nông nghiệp như Việt Nam thì những ngành thực sự có tiềm năng và có hướng phát triển bền vững chính là các ngành về nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sinh học, điện tử, chế tạo… Nếu không chú trọng lĩnh vực then chốt, sẽ không thu hút được người giỏi vào những ngành công nghệ cao thì nước ta sẽ dần tụt hậu.

Vì vậy, phụ huynh và bản thân học sinh không nên “đổ xô” vào những trường và những khối, ngành “hot” theo trào lưu mà cần nhìn nhận đúng đắn lực học của bản thân để có sự lựa chọn đúng đắn.

Tin liên quan đến xét tuyển:

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: Petrotimes)