TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - BÁO GIÁO DỤC

Tin liên quan:

>> Sinh viên ngành tài chính lo thất nghiệp & Ý kiến người trong cuộc

>> Sinh viên thất nghiệp hàng loạt do giáo dục định hướng lệch

>> Tân cử nhân truớc nguy cơ thất nghiệp hàng loạt

 

Mức lương 2 triệu đồng/ tháng của một sinh viên ngành sư phạm mới ra trường không đủ để chi trả cuộc sống, thậm chí cầm tấm bằng ĐH Sư phạm nhưng họ vẫn “chật vật” đeo đuổi ước mơ được đứng trên bục giảng. Nhìn thấy không ít những khó khăn trong tương lai, nhưng những sinh viên ĐH Sư phạm vẫn quyết tâm theo nghề.

Lương thấp, nghề không “hot”

Tuấn (Sapa, Lào Cai) ra trường với bao hoài bão đứng bục giảng, dạy tiếng Anh cấp 2 được gần 1 năm. Nhưng số tiền lương giáo viên hàng tháng không đủ nuôi vợ con. Tuấn đành gác giấc mơ, Tuấn phải bỏ nghề, để làm hướng dẫn viên cho khách du lịch. Hay L.Huy (Vụ Bản, Nam Định) cầm tấm bằng tốt nghiệp khoa Lý, ĐH Sư phạm về quê nhưng không nơi nào nhận…

Mới đây, một kết quả khảo sát của Viện Khoa học giáo dục cho biết, có đến 50% lực lượng giáo viên hối hận vì đã chọn nghề giáo. Nguyên nhân chính được cho là do chính sách đãi ngộ đối với giáo viên chưa tốt, lương thấp, nhiều áp lực, căng thẳng… Những năm gần đây, số lượng sinh viên giỏi muốn thi vào các trường đào tạo sư phạm giảm đáng kể.

 

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, sinh vien su pham, dai hoc su pham, that nghiep, tim viec

 

Khi được hỏi lý do chọn ngành này, nhiều bạn sinh viên ĐH Sư phạm đều trả lời rằng do đam mê từ nhỏ, do thần tượng thầy cô giáo hay do định hướng từ gia đình. Thủ khoa ĐH Sư phạm, bạn Lê Thành Đạt (SV năm 1, khoa Sư phạm Lý) nói: “Mình không thích bon chen, cạnh tranh mà chỉ muốn trở thành một thầy giáo. Đối với mình có rất nhiều nhà giáo tốt, được kính trọng tôn vinh và có công rất lớn đối với giáo dục nước nhà”.

Đạt cũng nhìn nhận rằng, thực tế có một bộ phận nhỏ giáo viên không có tâm, nhân cách bị biến chất như đánh đập học sinh, nhận hối lộ, gạ ép học sinh chạy điểm…khiến nhiều người mất lòng tin, sự tôn trọng vào nghề giáo.

Theo Đạt thì do lương thấp, đời sống giáo viên khó khăn, bấp bênh. Để đủ ăn, đảm bảo cuộc sống, họ phải đi gia sư thêm, dạy thêm…Nhiều người chạy “sô” khiến xã hội đang dần có cái nhìn xấu về nghề giáo.

Lý giải điều này, Nguyễn Minh Lâm (SV năm 2, khoa GDTC) đưa ra quan điểm, giáo viên không được ưu đãi chế độ nên họ không có khả năng nuôi sống mình vậy làm sao dạy được những người khác? Ra trường không có chỗ xin việc, để vào biên chế thì…mất không ít. Và không ít thầy cô giáo trẻ phải đi làm việc khác kiếm thêm thu nhập.

Còn Lại Thị Thanh Vân (SV năm thứ 4, khoa Sinh học, ĐH Sư phạm HN) cho rằng nghề giáo viên không hề nhàn, thậm chí là rất vất vả, căng thẳng đầu óc. “Bản thân bố mẹ mình đang là giáo viên ở quê. Thời gian trên lớp đứng giảng có thể ít nhưng về nhà họ lại làm việc, thậm chí thức đêm để chấm bài, soạn bài, đọc tài liệu… là bình thường”, Vân lý giải.

Khó khăn chồng chất trước mắt, nghề không được tôn trọng như trước, rồi lương thấp, chế độ đãi ngộ giáo viên chưa tốt, sự nhìn nhận của xã hội về tầm quan trọng của nghề giáo đang đi xuống…Nhưng, những sinh viên ngành sư phạm vẫn quyết tâm không bỏ cuộc và họ mong muốn…

Sinh viên Sư phạm “lên tiếng”

Trong con mắt của nhiều sinh viên ĐH Sư phạm, nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề. “Là nghề không làm được tất cả nhưng đào tạo ra rất người giỏi như bác sỹ, kỹ sư, kinh doanh… Nghề nào cũng có những góc khuất, nghề giáo không tránh khỏi và điều quan trọng họ thực sự có lòng yêu nghề để vượt qua những cám dỗ ấy”, Trần Đắc Việt (SV năm 3 khoa Việt Nam học) nói.

Còn đối với cậu sinh viên người Mông, Giàng A Tu (SV năm 1, khoa Triết học) cho rằng, nghề giáo là “truyền dạy cho những đứa trẻ người Mông ở Lao Chải, Sa Pa quê hương cậu những gì mình học được ở trường dưới này”.

Là một trong số học sinh ít ỏi đỗ đại học dưới thành phố, là người hiểu hơn ai hết nỗi vất vả của người dân miền núi với sự nghiệp học hành. Vì thế A Tu cương quyết dù thế nào cũng phải trở thành thầy giáo.

“Lương giáo viên hiện nay hơi thấp, mình hy vọng nhà nước nên tăng lương để cho họ được đảm bảo,có nhiều chế độ đãi ngộ cũng như tôn trọng nghề giáo hơn. Và cách tuyển chọn giáo viên phải được thực hiện nghiêm túc, công bằng để những người giỏi thực sự, tâm huyết, đam mê với nghề được cống hiến”, thủ khoa ĐH Sư phạm, Lê Thành Đạt mong muốn.

Đó không phải chỉ là mong muốn của Đạt, mà đó còn là ý kiến, niềm hy vọng của nhiều sinh viên đang học ngành sư phạm. Họ cũng sợ thất nghiệp nhưng khi hỏi, họ đều dứt khoát nói rằng không bao giờ hối hận vì đã chọn nghề giáo viên.

Nhiều người nghĩ nghề này không “hot” như kinh tế, ngân hàng…nhưng đó là một nghề quan trọng và nên được xã hội quan tâm nhiều hơn. Thực tế, nhiều học sinh khá giỏi không muốn thi vào ngành sư phạm vì lo lắng đầu ra. Những năm gần đây, đầu vào ở các trường đào tạo sư phạm đã giảm hơn so với những năm trước.

"Hiện nay, lương giáo viên thấp hơn so với các ngành nghề khác. Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao hơn nên không ít giáo viên đi dạy thêm để kiếm thu nhập, thậm chí còn “chạy sô” nên mất đi tâm huyết với nghề giáo và dần đánh mất lòng tin của người dân. Em lo sợ thất nghiệp nhưng em sẽ cố gắng bám trụ ở Hà Nội vì có cơ hội xin việc cao hơn. Em không hối hận vì chọn ngành này và nhất định sẽ theo đến cùng.Theo em, điều quan trọng nhất của người giáo viên là tài năng và tâm huyết"- Vũ Thị Mai Hiên (SV năm thứ 1, khoa Toán, ĐH Sư phạm).

 

Xem thêm: Nỗi lo thất nghiệp của sinh viên Ngân hàng

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Giáo Dục