>> Tuyển sinh 2013 sẽ có 2 mức điểm sàn

>>  Điểm sàn đại học cao đẳng và những bất cập hiện nay

Sẽ có 2 mức điểm sàn đại học cao đẳng: Độc giả băn khoăn

Ngay sau khi đọc bài viết Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự kiến sẽ có phương án điểm sàn 2 mức trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2013, đông đảo độc giả báo Dân trí đã bày tỏ ý kiến của mình. Nhiều độc giả bày tỏ băn khoăn về phương án này.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Trên cơ sở phân tích ý kiến đóng góp ở Hội nghị tuyển sinh, qua diễn đàn “điểm sàn” và đề xuất của các trường ngoài công lập, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức. Đây mới chỉ là phương án dự kiến. Bộ rất mong bạn đọc tiếp tục góp ý kiến cho phương án này. Nếu có được sự đồng tình đông đảo thì phương án xác định điểm sàn mới có thể sẽ được áp dụng ngay năm nay”.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, hiện vẫn duy trì điểm sàn dựa trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng và tổng chỉ tiêu xác định như hiện nay. Sau khi thực hiện nguyên tắc này mà vẫn còn thiếu chỉ tiêu do các nguyên nhân phân tích trên thì thực hiện việc mở rộng nguồn tuyển đến ngưỡng giới hạn mà chất lượng đầu vào có thể chấp nhận được kèm theo xét kết quả thi tốt nghiệp THPT của thí sinh. ( Xem thêm bài viết: Có thể thay thế cách tính điểm sàn đại học 2013 )

Thứ trưởng Ga cho hay, sẽ có hai mức điểm sàn.

Điểm sàn trên được xác định theo chỉ tiêu như cách đã làm lâu nay. Điểm sàn dưới là tổng điểm bình quân từng môn của 3 môn thi của khối thi tương ứng. Đây được coi là ngưỡng giới hạn đảm bảo chất lượng đầu vào.

Đọc bài viết "Sẽ có 2 mức điểm sàn ĐH, CĐ 2013" trên báo Dân trí, một số độc giả đồng tình với dự kiến của Bộ GD-ĐT về phương án điểm sàn 2 mức:

Khi mà đã gần đến kỳ thi đại học thì Bộ GD-ĐT đưa ra quyết định mới sẽ gây tâm lý không tốt cho tính sinh. Nếu muốn thay đổi thì cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị trước ít nhất là một năm để học sinh nắm bắt được tinh thần” - Email:  [email protected]

Mình thấy hợp lý mà, vì hai lần xét tuyển đầu chỉ xét theo điểm sàn trên, như vậy 90% thì sinh trúng tuyển là đạt chuẩn theo những năm trước. Từ lần 3 nếu còn chỉ tiêu mới xét tiếp đến điểm sàn dưới, như vậy tạo điều kiện cho những người hơi kém hơn hoặc có năng lực nhưng làm bài thi kém may mắn, người ta thường nói học tài thi phận mà, với cả đúng là đầu tư rất nhiều cho giáo dục mà xảy ra tình trạng có trường lớp mà không có thí sinh thì đúng là rất lãng phí, vậy nên mình đồng ý với phương án này” - Email:  [email protected]

Như vậy điểm sàn (trên) sẽ tăng cao hơn điểm sàn những năm trước, đảm bảo được chất lượng. Đồng thời vì có điểm sàn dưới nên cơ hội sẽ nhiều hơn cho các trường và thí sinh. Quá tốt.” - Người gửi:  Mai Dung, email:  dungh1961@yahô.com

Tôi ủng hộ ý kiến này của Bộ GD. Điều này sẽ tạo cơ hội học tập cho những thí sinh kém may mắn. Học tài thi phận mà!” - Người gửi:  Dinh Manh Hung, email:  [email protected]

“Ủng hộ Bộ GD-ĐT” - Người gửi:  Le Manh Cuong, email:  [email protected]

Số đông độc giả bày tỏ sự không tán thành phương án 2 mức điểm sàn.

Theo ý kiến độc giả, để đảm bảo chất lượng đầu vào, không nên giảm mức điểm sàn, không cần phải cố "vớt" các trường hợp không đủ năng lực vào học đại học:

“Tôi thấy phương án này vừa rắc rối mà chưa chắc đã tuyển được những học sinh có năng lực. Vì các kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn có tình trạng quay cóp nên có những thí sinh lực học kém vẫn có điểm tốt nghiệp cao. Những người không đủ năng lực đỗ đại học thì họ sẽ học cao đẳng, chứ có ai bắt họ ở nhà đâu. Thực tế có những người học cao đẳng ra xin việc còn lương cao hơn những người học đại học. Cái bằng chỉ là phụ còn khả năng của chính mình mới là phần quan trọng. Hơn nữa, tình trạng thừa thầy thiếu thợ ở nước mình đang cao vậy thì cần gì phải cố vớt các trường hợp không đủ năng lực vào học đại học làm gì. Theo tôi nghĩ những trường đại học nào đào tạo kém thì nên cho giải thể luôn chứ tình trạng này thì cử nhân ra trường vẫn còn thất nghiệp dài dài.” - Người gửi:  Trần Hà Minh, email:  [email protected]

Nếu mà có 2 diểm sàn như vậy thì ai cũng vào được đại học thì quá bất công đấy, mà giờ học đại học ra cũng không có việc làm thì đào tạo nhiều làm gì?” - Người gửi:  Dangkhoa, email:  [email protected]

Càng ngày càng kém. Điểm sàn 13 là quá thấp rồi còn muốn gì nữa, nâng hẳn lên điểm sàn 15 ấy. Thế mới đảm bảo được trình độ” - Email:  [email protected]

Nếu nhu vậy chỉ giải quyết được khâu đầu vào cho các trường chứ không giải quyết được chất lượng đầu vào và đầu ra của các trường, sinh viên.” - Người gửi:  Trịnh Đức, email:  [email protected]

Tôi nghĩ điều này rất phi lý, điểm sàn vào đại học là mức giới hạn cuối cùng để đánh giá trình độ học sinh có thể theo học đại học. Vậy mà lại còn sàn trên và sàn dưới.” - Người gửi:  Chu Thành Huy, email:  [email protected]

Điểm sàn là để đảm bảo chất lượng đầu vào. Lập ra hai mức điểm sàn là không hợp lí. Các trường ngoài công lập muốn tuyển sinh được cần phải khẳng định chất lượng đào tạo và đầu tư vào các ngành nghề mà nhu cầu xã hội đang cần. Tại sao các trường ngoài công lập không đầu tư vào các ngành Kỹ thuật? Câu trả lời là chi phí cao khó có lãi. Các ngành kinh tế tới đây nhu cầu sẽ bão hòa. Các ngành kĩ thuật thì sẽ cần nhiều trong thời gian tới.” - Email:  [email protected]

Tôi không nhất trí cách làm này vì điểm học phổ thông rất dễ chạy. Nên để như cũ để đảm bảo chất lượng đầu vào” - Email:  bgiadì[email protected]

Ý tưởng này có vẻ rắc rối, nếu áp dụng có thể sẽ gây ra các hiện tượng như chạy điểm, làm hồ sơ giả đối với các thí sinh có mức điểm sàn dưới. Nếu không đủ điểm vào ĐH thì có thể cho học sinh đi đào tạo nghề để tăng lực lượng lao động phổ thông và giảm gánh nặng gia đình.” - Người gửi:  Trang, email:  [email protected]

Bộ giáo dục tính tới phương án có 2 điểm sàn

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Trên cơ sở phân tích ý kiến đóng góp ở Hội nghị tuyển sinh, qua diễn đàn “điểm sàn” và đề xuất của các trường ngoài công lập, Bộ dự kiến phương án điểm sàn 2 mức. Đây mới chỉ là phương án dự kiến. Bộ rất mong bạn đọc tiếp tục góp ý kiến cho phương án này. Nếu có được sự đồng tình đông đảo thì phương án xác định điểm sàn mới có thể sẽ được áp dụng ngay năm nay”.

Theo Thứ trưởng Ga, điểm sàn hiện nay dựa vào chỉ tiêu của từng khối thi và dự báo khả năng dịch chuyển của thí sinh giữa các vùng miền. Điểm sàn từ trước đến nay luôn cao hơn điểm bình quân của các môn thi mà thí sinh đạt được. Phương án xác định điểm sàn như hiện nay đã thể hiện tính hiệu quả của những năm đầu khi nhu cầu học của người dân rất lớn nhưng số trường ít. Hiện nay nguồn cung đã tăng, người học có nhiều sự lựa chọn, nhiều thí sinh trên điểm sàn nhưng quyết tâm đeo đuổi việc thi vào học những ngành và trường yêu thích, không học những trường còn chỉ tiêu.

Mặt khác xu thế sinh viên dồn về các thành phố lớn để học tập ngày càng tăng nên việc thí sinh trượt ở các trường ở thành phố lớn quay về địa phương để học rất ít xảy ra. Điều này dẫn tới thực trạng là mặc dù hệ số dư dôi lớn, vẫn xảy ra tình trạng có trường không tuyển đủ thí sinh. Do đó việc xác định điểm sàn cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Hai phương án điểm sàn được Bộ GD xem xét:

Thứ trưởng Ga cho hay, sẽ có hai mức điểm sàn. Điểm sàn trên được xác định theo chỉ tiêu như cách đã làm lâu nay. Điểm sàn dưới là tổng điểm bình quân từng môn của 3 môn thi của khối thi tương ứng. Đây được coi là ngưỡng giới hạn đảm bảo chất lượng đầu vào.

 

Kênh Tuyển Sinh ( Tổng hợp từ Dân trí, Tiền phong, Báo Mới )