Có thể không hẳn điều đó gây nên xung đột gì ghê gớm và to tát nhưng nó kích thích cảm xúc và bản năng sinh tồn của chúng ta, để khi bắt gặp những “cú tấn công”, lập tức chúng ta phản ứng lại.

Bạn phải cư xử thế nào khi tiếp xúc với những người “khó tính khó nết”, bài viết dưới đây có thể giúp vài gợi ý cho bạn.



Tại sao chúng ta bận tâm đến những “cú tấn công”?



Làm chúng ta tổn thương

Một trong những câu nói tôi tâm đắc là “Mang một ác cảm với ai đó giống như uống một liều thuốc độc và mong người khác phải chết”. Chỉ có bản thân chúng ta là bị tổn thương. Khi chúng ta phản ứng với tiêu cực, chúng ta đang đầu độc nội tâm khiến mình bị đau.

Tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn lan truyền đến xung quanh.



Giận cá chém thớt

Tôi nhận ra rằng khi người ta bắt đầu tiêu cực, nó phản ứng với toàn bộ cảm xúc bên trong và thể hiện ra bên ngoài. Đến lúc đó nó có còn ảnh hưởng đến riêng mình? Khi bản thân chúng ta có vấn đề và mâu thuẫn với chính mình. Mọi người xung quanh chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu và không thoải mái với những tiêu cực chúng ta mang đến cho họ.



Đấu tranh với cái tôi của chính mình

Khi chúng ta phản ứng bốc đồng, đó là điều rất thật và rất tự nhiên. Tuy nhiên, đó không phải là một phản ứng thông minh. Điều đó có giải quyết được điều gì chăng? Chắc chắn là không được gì, ngoài sự thỏa mãn cái tôi mạnh mẽ.

Bạn có để ý khi chúng ta nhìn lại, chúng ta có hài lòng với thái độ đó? Chúng ta có cảm thấy bình an trong tâm hồn? Dạ dày co thắt và chúng ta bắt đầu có những suy nghĩ “bạo động”?

Khi chúng ta phản ứng như thế, cái tôi trong chúng ta trở nên mâu thuẫn với hai cảm xúc đúng – sai, lý trí và con tim.

 

Thêm dầu vào lửa

Hiếm khi suy nghĩ tốt lại xuất hiện khi bắt gặp phản ứng tấn công của người khác. Nó thường đi tiếp thêm dầu vào lửa mà thôi. Hẳn là bạn đã xem những bộ phim kiếm hiệp, những trận chiến đẫm máu chống lại nhau diễn ra từ thế hệ này sang thế hệ khác từ những mâu thuẫn, hiểu lầm nhỏ ban đầu. Giận dữ chỉ làm kéo chúng ta vào một vòng xoáy tiêu cực mà thôi.

 


Những mẹo nhỏ giúp bạn cư xử với người khó chịu - Ảnh 1



Phung phí sức lực và năng lượng

Khi bạn chú ý đến điều gì, nó đều tiêu tốn nguồn năng lượng quý giá của bạn. Vì chúng ta chỉ có thể tập trung vào một sự kiện một lúc nên khi bạn dành thời gian cho tiêu cực, nó sẽ xâm chiếm tâm trí và năng lượng của bạn và bạn khó tập trung vào những điều tốt đẹp khác của cuộc sống.



Tiêu cực có tính lan truyền

Không chỉ lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, tiêu cực xuất hiện ở một khía cạnh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của bạn. Chẳng hạn, ngày hôm nay bạn bực tức vì cãi nhau nảy lửa với cô bạn cùng phòng, bạn cảm thấy mệt mỏi và cáu gắt. Bạn mang tâm trạng này đi học, đi làm và đến với khách hàng… Kết quả là mọi thứ trong ngày của bạn trở nên u ám và không có năng suất vì một chuyện không cần thiết.



Tự do ngôn luận

Mọi người có quyền bày tỏ quan điểm của họ. Họ có thể nói lên cảm xúc và nhận định của họ về bất cứ chuyện gì. Bất cứ những gì bạn cho là tốt đều có thể được cho là tiêu xấu. Khi chúng ta phản ứng, chúng ta đặt mình trong vị thế “Tôi và anh, ai đúng ai sai?” Nhưng sẽ chẳng có ai là sai cả.

Một số người sẽ đi khắp nơi và hùng hồn kể lễ về thái độ của họ, nó có thể khiến chúng ta khó chịu và gặp phiền phức, nhưng họ có quyền làm như thế. Tuy nhiên, trước khi ngọn lửa bắt đầu thổi bùng, chúng ta có quyền lựa chọn hòa bình hay xung đột.


Vậy nên trước những người khó chịu, ta hãy nhớ những mẹo cư xử sau:



14 mẹo cư xử với người khó chịu

 

Tha thứ

Bạn hãy nhớ rằng bản thân chúng ta là những người tốt, chỉ có những phán đoán và hành động là bị lu mờ. Chúng ta không kiểm soát được những lời nói gây tổn thương. Hãy hỏi bản thân: “Nếu đặt mình trong trường hợp của người đó hay tình huống đó, tôi có thể làm gì để hiểu và tha thứ cho họ?”




Những mẹo nhỏ giúp bạn cư xử với người khó chịu - Ảnh 2



Đừng giăng buồm khi trời còn giông bão

Tôi rất thích câu nói của dân gian: “Chồng giận thì vợ bớt lời. Cơm sôi nhỏ lửa biết đời nào khê”. Bí quyết đơn sơ của người xưa để xây dựng hạnh phúc gia đình là thế! Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng nó cũng vô cùng lợi hại trong đối nhân xử thế đấy chứ. Trong những mâu thuẫn, nếu chúng ta dốc thêm dầu vào lửa thì mọi việc sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bản thân. Cách tốt nhất là hãy chờ cho mọi việc lắng xuống, là cơ hội để cảm xúc của bản thân quân bình để quyết định điều gì đúng sai.



Liệu nó có thực sự quan trọng với tôi không?

Cảm xúc tiêu cực thường mang chúng ta đến nơi chúng ta không muốn. Nếu bạn xảy ra mâu thuẫn với người khác, hãy tự hỏi “Tôi có lợi gì nếu tôi thắng trong trường hợp này?” Nếu có, hãy hỏi “Tại sao tôi cần phải thắng? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”

Đừng phản ứng
Nhiều khi người khác có thái độ hay lời nói tiêu cực nhằm tấn công và kích thích phản ứng từ phía bạn. Khi chúng ta phản ứng, đồng nghĩa với việc chúng ta thõa mãn mong đợi của họ. Hãy ngưng chơi trò chơi của vòng xoáy tiêu cực và cho bản thân cơ hội lắng đọng. Đừng để mình phản ứng bốc đồng.



Ngưng nói về nó


Khi bạn có vấn đề hay mâu thuẫn, đừng để mọi người có cơ hội bàn tán về nó. Hãy ngừng khơi lại nó với người khác. Chúng ta càng nói về nó nhiều bao nhiêu, chúng ta càng tập trung chú ý đến nó nhiều bấy nhiêu.
Chẳng hạn, khi bạn càng nói về người bạn không thích, bạn càng nghĩ về họ và càng tập trung vào những điều bạn ghét bấy nhiêu. Vì thế, hãy ngưng quan tâm, suy nghĩ và nói về nó. Tốt nhất là không kể nó cho bất cứ ai.

 


Những mẹo nhỏ giúp bạn cư xử với người khó chịu - Ảnh 3



Đặt mình vào vị trí của người khác

Khi sử dụng cách này, chúng ta sẽ quên đi những góc nhìn tiêu cực về họ. Chúng ta cố gắng đặt mình vào vị thế của người đó, và tự hỏi cảm giác của họ như thế nào. Hiểu điều này sẽ giúp chúng ta có một góc nhìn mới và dễ dàng cảm thông với phản ứng của họ hơn.



Khám phá một bài học mới

Không có tình huống nào mà chúng ta không học hỏi được điều gì từ đó để trở thành một người tốt hơn. Bất kể đó là một hoàn cảnh tiêu cực, luôn có một “món quà” trong bài học đó. Hãy thử khám phá nhé!



“Loại bỏ” những người tiêu cực ra khỏi cuộc đời bạn

Những người tiêu cực có thể là một nguồn tiêu hao năng lượng không tốt. Và những người khó chịu có thể làm cho tinh thần của bạn đi xuống. Để hạn chế điều này, tránh tiếp xúc với những người tiêu cực. Hãy làm quen và kết nối với những người bạn mong muốn: lạc quan, tích cực, bình an và hạnh phúc.



Quan sát bản thân


Khi chúng ta thực tập quan sát bản thân: quan sát cảm xúc, suy nghĩ và tình huống, chúng ta sẽ kiểm soát được chính mình. Khi bạn quan sát cảm xúc và suy nghĩ của mình, hãy tập trung vào hơi thở nhé!



Chạy bộ


Chạy bộ hay đi bơi, hoặc chơi một môn thể thao nào đó. Tập thể dục có thể giúp chúng ta giảm thiểu những tiêu cực và kiểm soát bản thân. Hãy tập thể dục như một công cụ rèn luyện trí não và loại bỏ những tiêu cực.



Hình dung những tình huống xấu nhất

Hãy hỏi bản thân 2 câu hỏi:

Nếu tôi không phản ứng, điều gì tệ nhất sẽ xảy ra?
Nếu phản ứng, điều gì tệ nhất sẽ xảy ra?

Trả lời hai câu hỏi này thường xuyên trong những tình huống cần thiết,bạn sẽ nhận ra rằng không có điều gì tốt đẹp khi chúng ta phản ứng. Sức sống của chúng ta bị tiêu hao và nội tâm bị tổn thương.



Tránh những tranh luận nảy lửa


Khi cảm xúc bị thương, phản ứng theo bản năng của chúng ta là bảo vệ ý kiến và phản ứng như một cách phòng vệ bản thân. Tuy nhiên, khi đó cuộc tranh luận sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Nếu cuộc thảo luận là cần thiết, hãy thảo luận khi mọi người bình tâm trở lại.

Điều gì là quan trọng đối với bạn

Hãy liệt kê những điều quan trọng trong cuộc đời bạn. Sau đó, hãy tự hỏi: “Phản ứng với người này ảnh hưởng gì đến những điều quan trọng đối với tôi?”

 

Ngọt ngào

Không hẳn khi nào bạn cũng cần thực hiện nhưng thỉnh thoảng mọi người cảm thấy an toàn hơn khi bạn thể hiện sự tán dương họ. Hãy khen ngợi họ thật lòng. Hãy cho họ biết bạn học được gì từ nơi họ, và mong muốn làm bạn với họ. Bạn cần quan sát và để tâm để thấy được những điều tốt đẹp từ người khác.

Theo VnExpress