Du học Mỹ: Chính sách Chuyển tiếp đại học tại Mỹ

Vậy thế nào là học chuyển tiếp? Nhìn chung, các trường đại học Mỹ định nghĩa sinh viên chuyển tiếp là những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, đang theo học tại một trường cao đẳng/đại học được công nhận và đã hoàn thành một số giờ học hay học kỳ nhất định.

Bạn sẽ có cơ hội được nhận vào các trường đại học Mỹ với tư cách sinh viên chuyển tiếp đại học tại Mỹ cao hơn nếu bạn là sinh viên năm thứ nhất hay năm thứ hai và có điểm tổng kết GPA ở đại học tốt. Phần lớn các trường khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên chuyển tiếp, tuy nhiên những trường hàng đầu thường có chính sách tuyển sinh khắt khe hơn, chẳng hạn như chỉ nhận sinh viên hoàn thành năm đầu đại học, hay chỉ nhận sinh viên đã học chương trình đại cương tương tự như của nhà trường.

Học bổng dành cho sinh viên chuyển tiếp

Cơ hội nhận được học bổng toàn phần du học Mỹ cho sinh viên chuyển tiếp thấp hơn so với sinh viên vào học từ năm đầu tiên. Một số trường cấp học bổng dựa trên thành tích học tập cho sinh viên chuyển tiếp nếu sinh viên có điểm SAT đủ cao. Tuy nhiên, xét về mặt kinh phí, học chuyển tiếp tiết kiệm hơn nhiều bởi sinh viên chỉ phải trả tiền học cho 2 năm đến tối đa 2 năm rưỡi, thay vì trả cho 4 năm đại học nếu nộp đơn từ năm thứ nhất. Bởi vậy, đối với nhiều sinh viên và phụ huynh, đây là lựa chọn rất đáng được quan tâm.

Mặt khác, sau khi vào học đại học ở Việt Nam, sinh viên không còn phải chịu áp lực thi cử nữa, các bạn có nhiều thời gian để ôn thi TOEFL, SAT, chọn trường và hiểu rõ hơn mình muốn theo học ngành nghề gì. Bởi vậy, việc chọn một ngôi trường phù hợp với khả năng và sở thích của mình trở nên dễ dàng hơn.

Sinh viên chuyển tiếp có thời gian học đại học ở Mỹ ngắn hơn , nhưng xét về khía cạnh networking và tìm việc, sự trưởng thành sẽ đem lại cho các bạn nhiều ưu thế hơn. Sinh viên chuyển tiếp không gặp bất lợi nào khi xin việc so với sinh viên học từ năm đầu tiên.

Hồ sơ Chuyển tiếp

Hồ sơ xin học của sinh viên chuyển tiếp cũng tương tự như của sinh viên năm đầu, chỉ thêm bảng điểm chính thức của trường sinh viên đang theo học để nhà trường xét xem bao nhiên tín chỉ được đại học Mỹ công nhận. Hồ sơ này thường bao gồm:

- Đơn xin học cho sinh viên chuyển tiếp

- Điểm SAT hoặc ACT chính thức (một số trường không yêu cầu)

- Điểm TOEFL/IELTS chính thức

- Lệ phí tuyển sinh

- Học bạ cấp 3

- Bảng điểm chính thức của đại học/cao đẳng

- Thư giới thiệu của giáo viên

Với những trường dùng Common Application hay Universal Application, bạn có thể nộp đơn chuyển tiếp vào trường qua hai hệ thống này.

Những điều lưu ý khi chuyển tiếp đại học tại Mỹ

Em muốn du học tại Trường CĐ cộng đồng Mỹ vì kinh phí rẻ, sau đó chuyển tiếp lên ĐH để lấy bằng ĐH. Xin hỏi em cần lưu ý điều gì để việc học chuyển tiếp được thuận lợi?

Du học Mỹ: Những lưu ý khi chuyển tiếp đại học tại Mỹ

Du học Mỹ: Những lưu ý khi chuyển tiếp đại học tại Mỹ

Chuyên viên tư vấn du học: Đối với chương trình chuyển tiếp, các bạn nên chọn những trường đã được đăng ký kiểm định về chất lượng giáo dục theo từng vùng. Nếu bạn hoàn tất chương trình đại cương tại một trường ĐH cộng đồng chưa được kiểm định, cơ hội chuyển tiếp của bạn sang một trường đã được kiểm định có thể sẽ không cao. Nhiều viện ĐH đa ngành và các trường ĐH cộng đồng ký kết với nhau những “giao ước” đặc biệt với các trường khác trong việc tiếp nhận sinh viên. Nói chung, những “giao ước” này cho phép sinh viên chuyển tiếp mà hầu như không bị mất hoặc mất rất ít tín chỉ và thời gian học tập.

Chẳng hạn, sinh viên học ngành kỹ thuật có thể hoàn tất chương trình cử nhân và thạc sĩ trong vòng 5 năm bằng cách hoàn tất 3 năm tại một trường ĐH rồi chuyển tiếp sang trường khác trong 2 năm tiếp theo. Đôi khi những giao ước đó có thể được xem là các chương trình “3+2” vì sinh viên phải hoàn tất các môn học của mình trong vòng 5 năm. Nếu bạn đã biết là mình sẽ phải chuyển tiếp qua một trường ĐH khác, nên tìm hiểu thông tin một cách chính xác về trường đó, chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết và tham khảo thêm từ nhân viên tư vấn học đường của mình.

Điều kiện để học chuyển tiếp đại học tại Mỹ

Con tôi đang học năm thứ 2 cao đẳng cộng đồng bang California, dự định học ngành thiết kế nội thất hoặc kiến trúc Đại học Cincinati. Điều kiện chuyển tiếp như thế nào? Ngay bây giờ cháu cần chuẩn bị những gì?

Nếu trường cao đẳng cộng đồng mà con bạn chọn được chứng nhận bởi Western Association of Colleges and Schools thì việc chuyển tiếp sang học hai năm cuối tại Đại học Cincinnati là hoàn toàn khả thi, với điều kiện các môn con bạn đã học khớp với số môn quy định chuyển tiếp tại Đại học Cincinnati. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chuyển tiếp tại trang web http://admissions.uc.edu/transfer/faq_transfer.html

Làm sao để chuyển tiếp vào năm 3 đại học khi du học Mỹ thành công?

Một trong những thế mạnh của nền giáo dục ĐH Mỹ chính là sinh viên du học mỹ (SV) có thể dễ dàng chuyển tiếp từ một trường ĐHCĐ hay ĐH 4 năm sang một trường khác. Chẳng hạn, một SV đến từ bang California chuyển tiếp vào một trường ĐH ở bang Michigan là chuyện bình thường. Hoặc một SV học ở một trường ĐH tư qui mô nhỏ vẫn có thể chuyển tiếp vào một trường ĐH công lập qui mô lớn hơn nhiều lần.
Theo đó, SV đăng kí học tại ĐHCĐ Mỹ sẽ hoàn tất chương trình Giáo dục Đại cương trong 2 năm đầu tiên (tương đương 2 năm đầu của chương trình Cử nhân) và chuyển tiếp vào 2 năm cuối của ĐH 4 năm để hoàn tất chương trình Cử nhân với các môn học cao hơn. Dù mang tính phổ biến với chương trình “2+2” như thế, SV vẫn có thể phải hoàn tất các môn học yêu cầu với thời gian lâu hơn 4 năm.

Tham khảo khóa học Lập kế hoạch du học tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn để biết thêm thông tin trước khi đi du học và chọn ngành học phù hợp nhé.


Đối với chương trình chuyển tiếp, các bạn nên chọn những trường đã được đăng kí kiểm định về chất lượng giáo dục theo từng vùng. Nếu bạn hoàn tất chương trình Đại cương tại một trường ĐHCĐ chưa được kiểm định, cơ hội chuyển tiếp của bạn sang một trường đã được kiểm định có thể sẽ không cao. Nhiều Viện ĐH đa ngành 4 năm và các trường ĐHCĐ kí kết với nhau những “giao ước” đặc biệt với các trường khác trong việc tiếp nhận SV. Nói chung, những “giao ước” này cho phép SV chuyển tiếp mà hầu như không bị mất hoặc mất rất ít tín chỉ (credit/unit) và thời gian học tập. Chẳng hạn, SV học ngành Kĩ thuật có thể hoàn tất chương trình Cử nhân và Thạc sĩ trong vòng 5 năm bằng cách hoàn tất 3 năm tại một trường ĐH rồi chuyển tiếp sang trường khác trong 2 năm tiếp theo. Đôi khi những giao ước đó có thể được xem là các chương trình “3+2” vì SV phải hoàn tất các môn học của mình trong vòng 5 năm.

Thông thường, các trường ĐHCĐ sẽ kí các giao ước chuyển tiếp đặc biệt với một số trường ĐH 4 năm, chẳng hạn như ĐHCĐ Whatcom hay Pierce (bang Washington) có làm việc với các trường ĐH công lập của bang như ĐH Washington (Top 100 các trường ĐH hàng đầu thế giới), ĐH Washington State, ĐH Central Washington, ĐH Seattle, hoặc các bang khác như ĐH Southern California… Tại bang California, SV của 106 trường ĐHCĐ sẽ có cơ hội chuyển tiếp vào hệ thống các trường ĐH công lập danh tiếng như California State University (CSU) và University of California (UC). Điều này có nghĩa là, nếu một SV hoàn tất 2 năm học tại một trường ĐHCĐ nào đó và đáp ứng đủ các điều kiện học tập, SV đó vẫn có thể chuyển tiếp vào CSU hoặc UC để hoàn tất chương trình Cử nhân của mình.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên để cho những trở ngại của việc chuyển tiếp làm nản lòng. Nếu bạn đã hoạch định sẵn một kế hoạch học tập lâu dài cho mình, việc chuyển tiếp có thể là một cách tuyệt vời nhằm giúp bạn thực hiện được những mục tiêu giáo dục mà mình đã đề ra cũng như làm phong phú thêm nguồn kiến thức về Giáo dục ĐH Mỹ. Cũng giống như chúng ta sang số để tăng tốc và lấy thêm nhiên liệu từ động cơ, việc chuyển tiếp từ trường này sang trường khác sẽ giúp cho bạn trải nghiệm thêm một bước tiến mới để đến gần hơn với mục tiêu mà mình đã đề ra từ đầu.

Những thông tin cần thiết cho việc chuyển tiếp:

  • Đề ra kế hoạch chuyển tiếp từ sớm. Nếu bạn đã biết là mình sẽ phải chuyển tiếp qua một trường ĐH khác, nên tìm hiểu thông tin một cách chính xác về trường đó, chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết và tham khảo thêm từ nhân viên tư vấn học đường của mình.
  • Bạn có thể chuyển tiếp các tín chỉ mà mình đã hoàn tất lên năm 3 & 4. Với mỗi trường ĐH, số lượng tín chỉ yêu cầu sẽ khác nhau và bạn nên tham khảo trước khi quyết định chuyển tiếp.
  • Có một số trường ĐH cung cấp chương trình tiếng Anh tăng cường đặc biệt dành cho các bạn SV quốc tế. Bạn cũng nên tìm hiểu kĩ về vấn đề này.
  • Mỗi trường ĐH sẽ có mức điểm trung bình (GPA) tối thiểu khác nhau, tùy theo từng trường, bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị cho vấn đề này thật kĩ.
  • Từng trường ĐH sẽ có những yêu cầu chung khác nhau về từng khóa học, chẳng hạn, trường này yêu cầu một môn học nào đó cần thiết cho việc chuyển tiếp nhưng trường khác lại không yêu cầu.
  • Quan trọng nhất, bạn cũng nên tham khảo thêm với nhân viên tư vấn học đường cũng như bộ phận hỗ trợ SV quốc tế của trường mà bạn đang học trước khi thực hiện việc chuyển tiếp. Ngoài việc chuyển tiếp tín chỉ, là SV quốc tế, bạn cũng cần phải chuyển đổi tình trạng nhập cư của mình đến trường mới.

10 lý do học chuyển tiếp ĐH tại các trường CĐ Mỹ

Mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên học chương trình 2 năm Chuyển tiếp Đại học tại các trường Cao đẳng tại Mỹ và Canada, sau đó chuyển tiếp sang các trường Đại học nổi tiếng tại các bang khác nhau tại Mỹ và Canada  để hoàn thành bằng cử nhân trong 2 năm tiếp theo. Sau đây là một số lý do nổi bật khi học tại các trường cao đẳng:

1, Chương trình học 2 năm tại Cao đẳng cũng giống với chương trình học 2 năm đầu tại Đại học về, nội dung, chất lượng cũng như chuyên ngành.

2, Chương trình tại Cao đẳng giúp sinh viên tiết kiệm từ $4,000 đến hơn $30,000 trong 2 năm so với chương trình tương  đương học ở Đại học.

3, Trong khi những giáo sư Đại học thường bận rộn với công việc nghiên cứu của họ, thì những giáo sư tại các trường Cao đẳng lại cống hiến toàn bộ thời gian trên giảng đường – họ rất nhiệt tình hỗ trợ cho sự thành công của sinh viên trong quá trình học tập.

4, Có nhiều thời gian trao đổi trực tiếp với giáo sư và bạn học vì qui mô lớp học bé hơn: chỉ từ 30 đến 50 sinh viên một lớp, thay vì một giảng đường Đại học có đến hàng trăm sinh viên.

5, Giúp khám phá sự đam mê của sinh viên: có cơ hội thử nhiều môn học khác nhau, tìm ra những môn mà sinh viên ưa thích nhất.

6, Tự chủ về thời gian học: sinh viên có thể chọn 4 hoặc 5 môn trong 1 kỳ để hoàn thành khoá học sớm, hoặc chọn 2 đến 3 môn nếu bạn muốn làm việc thêm ngoài giờ.

7, Nhà ở gần với trường: tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

8, Dịch vụ hỗ trợ sinh viên tốt, cẩn thận:  Nhân viên bộ phận hỗ trợ sinh viên quốc tế của trường cao đẳng sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề liên quan đến học tập và như sinh hoạt một cách nhanh chóng và thân thiện.

9, Bằng cấp được công nhận: Chỉ sau 2 năm học ở các trường Cao đẳng, sinh viên sẽ nhận được một tấm bằng Cao Đẳng Liên kết (Associate’s Degree), cho phép bạn học tiếp lên năm 3 Đại học. Khi đó, bạn có thể đi làm hoặc đi học tiếp.

10, Nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi tốt nghiệp, những sinh viên bắt đầu học ở trường Cao đẳng học làm việc rất tốt (hoặc thậm chí tốt hơn) những sinh viên học Đại học từ năm thứ nhất.

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, việc làm thêm khi chọn du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.