Tuyển sinhĐáp án đề thiđiểm thi

HOT- Tỉ lệ chọi năm 2014 cập nhật mới nhất- nhanh nhất: Tư vấn thông tin tuyển sinh lớp 10 - tuyển sinh ĐHCĐ: 1900 2171

5 lỗi thí sinh thường gặp khi làm bài thi đại học môn toán

Những lưu ý của thầy cô nhằm giúp sĩ tử đạt kết quả tốt nhất cho bài thi đại học môn toán khối A, A1 vào ngày mai.

1. Viết chữ xấu, cẩu thả: Trình bày bài lộn xộn, không mạch lạc, ý tưởng không rõ ràng gây khó hiểu cho giám khảo.Cách khắc phục: Cố gắng viết bài rõ ràng, cẩn thận. Phân tích đề bài, tìm cách giải ngoài nháp, sắp xếp các bước thực hiện, tính toán trước các yếu tố cần thiết. Trình bày thành từng bước rõ ràng, riêng biệt từng nội dung, vẽ hình minh họa nếu cần. Làm ngắn gọn, chính xác.

2. Không đọc kỹ đề bài, nhầm lẫn các giả thiết: Không nắm đầy đủ các yêu cầu của đề bài, chưa làm hết câu, thiếu kết luận. Thiếu đặt các điều kiện cần thiết hoặc quên so với điều kiện sau khi giải.Cách khắc phục: Đọc đề cẩn thận, xác định chính xác giả thiết của đề bài. Chú ý đặt các điều kiện cần thiết. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nên làm phần kết luận cho từng câu để có thể kiểm tra lại đã thực hiện hết các yêu cầu của câu hỏi chưa? đã so nghiệm với các điều kiện đặt ra chưa?

3. Chép các dữ kiện từ đề bài ra bài làm bị sai: Tính sai một kết quả và sử dụng kết quả ấy làm tiếp dẫn tới sai hàng loạt tuy rằng cách làm đúng.Cách khắc phục: Hãy chắc chắn rằng các dữ kiện được chép ra từ đề bài là chính xác trước khi sử dụng. Kiểm tra kết quả các bước quan trọng khi kết quả đó được sử dụng cho nhiều phần khác của bài làm

5 lỗi thí sinh thường gặp khi làm bài thi đại học môn toán

5 lỗi thí sinh thường gặp khi làm bài thi đại học môn toán

4. Làm quá sát câu sau với câu trước: Gạch bỏ và xóa một cách cẩu thả gây mất cảm tình của giám khảo, viết chen phần sửa với phần gạch bỏ dẫn tới dễ bị chấm sót. Không đánh số thứ tự câu khi làm bài. Bỏ trống nhiều chỗ trên giấy thi, làm một câu kéo dài nhiều nơi trong bài làm dẫn tới dễ bị chấm sai, chấm sót và cộng điểm thiếu.Cách khắc phục: Không nhất thiết phải làm theo thứ tự câu trong đề bài, câu nào biết làm thì làm trước nhưng nên ghi rõ bài mấy, câu mấy khi làm. Không dùng bút xóa hay gạch bỏ cẩu thả. Dùng thước gạch chéo vào phần cần bỏ và viết lại phần đúng vào phía dưới. Không viết kế bên hay ghi chèn vào phần đã gạch bỏ. Nên nháp trước cách giải để dự đoán trước các khó khăn và làm trọn vẹn từng câu, tránh bỏ trống giấy thi và làm nhiều phần của câu ở nhiều nơi trong bài

5. Sử dụng ký hiệu tùy tiện, không giới thiệu. Làm bài quá vắn tắt, không giải thích, thiếu lập luận. Làm bài quá dài dòng, viết cả những biến đổi lặt vặt vào bài dẫn tới bài làm bị rối và phức tạp. Chọn các phương pháp cầu kỳ, nhiều kỹ xảo trong khi có thể chọn một cách làm đơn giản.

Cách khắc phục: Hãy giới thiệu ký hiệu trước khi sử dụng nếu đó là một ký hiệu không qui ước hoặc do học sinh tự đặt ra (nhất là VTCP và VTPT), đồng thời cũng không nên lạm dụng ký hiệu mà làm cho bài trở nên tối nghĩa. Tránh các phương pháp giải cầu kỳ, phương pháp tốt nhất là phương pháp đơn giản mà vẫn mang lại kết quả, càng đơn giản càng ít sai sót và hiệu quả.

Tuy nhiên không làm quá vắn tắt mà thiếu sự giải thích và lập luận cần thiết. Các biến đổi lặt vặt như qui đồng mẫu số, chuyển vế rút gọn có thể làm ngoài nháp và ghi kết quả vào bài vì thường các biến đổi này không được tính điểm trong đáp án. Hãy tận dụng máy tính cho việc giải phương trình và hệ phương trình.

Theo http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/nhung-loi-thuong-gap-khi-lam-bai-thi-mon-toan-2010-04-18