Bảng xếp hạng các đại học hàng đầu Châu Á

Cuộc cạnh tranh giữa Nhật Bản và các đối thủ đang nóng lên tại buổi lễ khai mạc The Asia University Rankings (Bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á).

Nhật Bản đã từng là quốc gia đứng đầu về giáo dục đại học và nghiên cứu tại châu Á trong bảng xếp hạng những trường ĐH châu Á do tờ Times Higher Education bầu chọn.

Đại học Tokyo, được công bố vị trí hàng đầu trong buổi khai mạc bảng xếp hạng, là một trong 22 trường đại học của Nhật Bản nằm trong top 100, có số lượng phiếu bầu lớn nhất so với bất cứ nước nào.

Mặc dù các cường quốc nghiên cứu truyền thống thể hiện mạnh mẽ, các bảng xếp hạng của châu Á thể hiện một sân chơi đa dạng hơn trên phạm vi toàn thế giới.Năm quốc gia hoặc đặc khu (như Hồng Kông) được đánh giá nằm trong top 10 châu Á. Có tất cả 15 nước xuất hiện trong top 100, trong đó có những quốc gia lần đầu góp mặt như Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Libăng và Malaysia.

Đại học Quốc gia Singapore được xếp thứ hai, tiếp theo là Đại học Hồng Kông. Singapore và Hồng Kông lần lượt đứng thứ nhất và thứ hai trong bảng xếp hạng các vùng lãnh thổ dựa trên số điểm trung bình của các trường trong khu vực được đánh giá.Bảng xếp hạng các trường ĐH châu Á – khu vực Đông Á lên ngôi.

Nhìn chung, bảng xếp hạng cho thấy sự xuất sắc của khu vực Đông Á. Cơ sở trường đại học mạnh mẽ của Đài Loan đã được xếp ở vị trí thứ 17 trong top 100. Trung Quốc đã có 15 trường đại học đại diện, với hai trường nằm trong top 10: Đại học Bắc Kinh vị trí thứ tư và Đại học Thanh Hoa ở vị trí thứ sáu. Hàn Quốc đã có 14 trường nằm trong top 100, với bốn trường trong số này lọt top 20.

Phân tích các kết quả, Phil Baty, biên tập viên bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của tờ Times Higher Education nói rằng, mặc dù có hiệu suất chỉ huy nhưng Nhật Bản cần phải cảnh giác với các đối thủ cạnh tranh. “Bằng chứng từ tổng thể bảng xếp hạng thế giới cho thấy: quốc gia này đang dần mất đi các vị trí cho các đối thủ châu Á. Mạng lưới quốc tế của nó còn quá hạn chế, kinh phí đầu tư ngắn hạn cho các trường đại học lại được cung cấp bởi các đối thủ trong khu vực”, ông nói.

Màn hình hiển thị cho thấy đối thủ cạnh tranh như Hồng Kông rất mạnh, họ có 4 trường đại học nằm trong top 20. Nguyên nhân có thể là do nền kinh tế hùng mạnh của thành phố tự trị này, mức độ tài trợ của chính phủ thật đáng nể và một nền kinh tế “Đông, Tây kết hợp” đầy triển vọng, thêm  vào đó, John Spinks, cố vấn cấp cao của phó thủ tướng và cũng là giám đốc tuyển sinh đại học tại ĐH Hồng Kông.

Trong khi đó, Ấn Độ vẫn chưa đạt được những thành quả của nỗ lực cải cách giáo dục đại học. Quốc gia này chỉ có ba trường nằm trong top 100, tất cả đều là những trường chuyên và không có trường nào lọt top 20.

Bảng xếp hạng được đưa ra dựa trên 13 chỉ số đánh giá được sử dụng để tạo ra bảng xếp hạng các trường Đại học trên thế giới hàng năm. Tất cả các dữ liệu được thu thập, phân tích và xác minh bởi nhà cung cấp dữ liệu toàn cầu Thomson Reuters.

Bạn muốn biết thêm thông tin về:

Bảng xếp hạng (BXH) 400 trường đại học hàng đầu thế giới

Mỹ và Anh thống trị bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu

 

Theo: timeshighereducation.co.uk