Kỹ năng giao tiếp: Bí quyết ứng xử thông minh nơi công sở

1. Hãy thừa nhận lỗi sai của bạn

Bạn làm sai. Nhưng cách bạn phản ứng với nó đem lại ảnh hưởng lớn hơn so với những gì sếp bạn nghĩ về lỗi sai của bạn. Theo nhà tâm lý học Iain Crossing, “rất ít người bị đuổi việc vì một lỗi lầm nào đó, nhưng bạn chắc chắn sẽ bị đuổi nếu bạn giấu nó đi và bị bắt quả tang”. Vì vậy, để giữ bạn khỏi lo lắng mỗi khi quả bom hẹn giờ phát nổ và sếp bạn nhận ra sự thật, bạn cần phải hành động nhanh đó là cách ứng xử thông minh nơi công sở, Crossing khuyên như vậy. “Hẹn gặp sếp bạn càng sớm càng tốt ngay sau sự cố và với một giải pháp rõ ràng. Bằng cách đó, bạn thể hiện sự thành khẩn và giữ một mối quan hệ tích cực với sếp, người đang muốn giúp bạn giải quyết vấn đề”. Một trong những điều quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống nói chung và nơi công sở nói riêng đó bạn cần biết mình sai chỗ nào và nhanh chóng thừa nhận và sửa lỗi.

Nghệ thuật ứng xử thông minh nơi công sở - Ảnh 1

Nghệ thuật ứng xử thông minh nơi công sở

2. Thẳng thắn khi nói về lương bổng

Rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy ngại ngần khi nói tới hoặc đàm phán về lương bổng, nhưng nghiên cứu đã tìm ra rằng những người biết cách hỏi, chắc chắn sẽ nhận được. Trong một nghiên cứu mới đây trên tạp chí về ứng dụng tâm lý xã hội, Mỹ, những người tự tin nói rằng họ xứng đáng nhận phần lương cao hơn thường dễ dàng nhận được khoản tiền lớn hơn. Họ nhận trung bình 9% nhiều hơn so với các đồng nghiệp ngại ngùng và xấu hổ của mình.

Nhà tư vấn nghề nghiệp Ainsley MacMillan nói rằng bạn đáng giá bao nhiêu và sẵn sàng chứng minh điều đó là yếu tố cơ bản của thành công. “Nếu bạn thường xuyên hoàn thành công việc một cách xuất sắc và có tài liệu chứng minh điều đó, bạn đang ở trong hoàn cảnh sẵn sàng để được tăng lương”, cô nói.

3. Đối mặt với vấn đề về đồng nghiệp

Những đồng nghiệp xấu tính là quá đủ để khiến cuộc đời của bạn trở nên khốn khổ, nhưng là phụ nữ, bạn lại không tránh khỏi cảm giác ngại ngùng để nói lên chính kiến. “Bạn nên dũng cảm hơn khi so sánh bản thân mình với cánh đàn ông thường xuyên học hỏi để củng cố bản thân”, Crossing giải thích.

Ứng xử thông minh nơi công sở trong trường hợp này là bạn nên tránh đả kích cá nhân bằng cách hướng sự giận dữ của bạn vào cách làm việc của đồng nghiệp hoặc mối quan hệ tình cảm, bạn cũng không nên bỏ qua thái độ cố tình bắt nạt. Nếu đồng nghiệp bạn thường xuyên đánh giá thấp hoặc đe dọa bạn, tốt nhất bạn nên đề nghị có cuộc họp riêng với người quản lý và đến với thái độ chuẩn bị sẵn sàng. “Có sẵn những phác thảo và ghi chép sẽ cho phép bạn nhận định vấn đề từ khía cạnh chuyên nghiệp, thay vì cảm tính”, MacMillan khuyên.

4. Nguyên tắc vàng để ứng xử thông minh nơi công sở

Sau đây là một vài bí quyết ứng xử thông minh nơi công sở giúp bạn đối diện với sếp luôn trong trạng thái tích cực và vui vẻ:

  • Giữ giọng nói bạn bình tĩnh và thoải mái
  • Thể hiện kỹ năng lắng nghe bằng cách gật đầu và mỉm cười
  • Giữ giao tiếp bằng mắt để thể hiện sự chăm chú lắng nghe
  • Tiếp cận mọi cuộc đối thoại bằng thái độ sẵn sàng đưa ra hướng giải quyết
  • Sử dụng cụm từ “Tôi nên làm gì để cải thiện tình hình?” để thể hiện sự nhiệt tình
  • Bắt đầu câu nói bằng “Tôi thích làm việc tại đây”
  • Tìm hiểu tình hình công ty và khảo sát mức lương trước khi bạn ngỏ lời xin tăng lương.

5. Làm gì khi đồng nghiệp nghĩ bạn nói xấu họ?

Bạn bị đồng nghiệp “chất vấn” vì đã “buôn chuyện” về anh/ cô ấy. Tình huống không thoải mái đó như sau: Đồng nghiệp tiến lại chỗ bạn và hỏi thẳng rằng có phải bạn đã gọi anh/ cô ấy là người thiếu năng lực hay không. Bạn có thể phủ nhận, nói rằng đó là chuyện tào lao, hiểu lầm. Nhưng nếu quả thực bạn đã nói như vậy, hãy thẳng thắn nói lý do bạn làm vậy trên tinh thần góp ý, xây dựng. Randy Cohen, một cây bút của tập chí New York Times và tác giả cuốn sách Làm thế nào để điều hướng đạo đức trong mọi vấn đề?, khuyên bạn nên nói: “Có nhiều khía cạnh của công việc anh/ chị đã làm không tốt. Anh/ chị đã làm thế này, thế kia…” Đây có thể là 5 phút lúng túng nhất trong sự nghiệp của bạn và mối quan hệ với người kia có thể rạn nứt nhưng việc bày tỏ quan điểm cá nhân sau lưng đồng nghiệp là điều vẫn chấp nhận được, miễn là bạn không nói dối hay tuyên truyền bí mật của người khác.

6. Đồng nghiệp tỏ tình

Bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định từ chối hay chấp nhận một mối quan hệ lãng mạn tại nơi làm việc. Mối quan hệ này có thể tác động tiêu cực nhiều tới bạn như ảnh hưởng tới khả năng tập trung, dẫn tới sự thiên vị, bao che lỗi lầm cho nhau, bị những người khác soi mói… Chưa kể, nhiều công ty còn có quy định nhân viên không được hẹn hò với nhau. Vì vậy, tốt nhất khi đồng nghiệp tỏ tình và rõ ràng bạn không có tình cảm với đối phương, hãy giải quyết dứt điểm bằng cách nói thẳng rằng bạn không muốn hẹn hò với người làm việc cùng. Đây là điều quan trọng trong kỹ năng giao tiếp.

Nếu chưa thực sự tự tin về khả năng giao tiếp của mình bạn có thể đăng ký tham gia khoá học Kỹ năng giao tiếp thông minh của giảng viên Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - Trường đại học Sư phạm TPHCM để cải thiện ngay khả năng giao tiếp của mình. Hoặc xem video giới thiệu về khoá học này:


Video giới thiệu khoá học Kỹ năng giao tiếp thông minh

7. Bạn lỡ thời hạn hoàn thành một dự án quan trọng

Giờ là 2 giờ sáng, 2 ngày trước deadline và bạn biết rằng mình khó hoàn thành dự án đúng thời hạn quy định. Trong trường hợp này, nhiều người thường chờ tới ngày đó và đưa ra bài giải thích dài rằng vì đồng nghiệp A không hoàn thành xong phần việc của họ đúng hạn, vì bạn mất nhiều thời gian làm việc này việc nọ… Phần lớn người quản lý sẽ không chấp nhận những lý do như vậy. Thay vào đó, 1 ngày trước deadline, bạn nên yêu cầu kéo dài deadline và đưa ra kế hoạch chi tiết những bước bạn sẽ làm. “Hãy trung thực và thẳng thắn, trình bày với sếp rằng bạn sẽ làm những gì để nhanh chóng hoàn thành công việc”, Shirley Au, Chủ Tịch một công ty tư vấn thương hiệu ở New York, gợi ý. Bạn có thể nói rằng: “Tôi rất xin lỗi về sự chậm trễ nhưng để đảm bảo độ hoàn mỹ cho dự án, tôi cần thêm một ngày nữa. Tôi sẽ làm thế này…” và hoàn thành những gì bạn đã hứa dù phải làm việc qua đêm.

8. Góp ý cho cấp dưới về cách ăn mặc

Nhân viên là đại diện hình ảnh cho công ty và trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, các công ty đều rất cẩn trọng với hình ảnh công ty cũng như nhân viên. Đây là một kỹ năng mềm không kém phần quan trọng đối với người đi làm. Một nhân viên ăn mặc luộm thuộm, không chuyên nghiệp sẽ phần nào ảnh hưởng tới cái nhìn của khách hàng, đối tác về công ty. Tara Lowenberg, giám đốc một công ty truyên thông, cho rằng nếu một nhân viên ăn mặc thiếu chuyên nghiệp, hãy gặp riêng anh/ cô ấy và góp ý một cách chân thành. Bạn nên nói rõ ràng về những điểm chưa được trong trang phục của anh/ cô ấy và gợi ý cách thay đổi. Nếu vấn đề này vẫn tiếp diễn, hãy viết mail nhắc nhở gửi tới cả nhóm của bạn. Dù đây chỉ là lời góp ý không hướng tới một người cụ thể nào nhưng chắc chắn người mắc lỗi sẽ tự động hiểu và thay đổi.


Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng giao tiếp nơi công sở, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử thông minh nơi công sở, nguyên tắc giao tiếp, tình huống giao tiếp nơi công sở, giao tiếp ứng xử.