Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCTI LE CHOI

Tin liên quan:

> Hồ sơ thi khối C đếm trên đầu ngón tay

>> Khối C èo uột dưới góc nhìn của xã hội

>>> Khối C trên bờ vực thẳm


Về thực trạng khối C cũng như các ngành khoa học xã hội nhân văn ngày càng bị học sinh xem nhẹ, Tiến sĩ Quách Thu Hồng- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội- cho rằng:

 

Phương pháp giảng dạy của chúng ta hiện nay cũ mòn, các chủ đề khuôn sáo, không được phép mở rộng. Việc giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội ở Việt Nam vẫn bằng phương pháp thủ công, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cấp phương pháp giảng dạy, học tập, mở rộng tầm nhìn. Sách vở về ngành học này ở thư viện nhà trường vẫn còn sách xuất bản từ những năm 50, 60, 70 của thế kỷ trước, chủ yếu là của Liên Xô, những sách mới xuất bản được đầu tư rất ít. Chính vì vậy, sinh viên học ở các trường khoa học xã hội cảm thấy không hấp dẫn, thậm chí chán nản, thấy mình lạc hậu so với bạn bè đang theo học ở các ngành khác. Điều này khiến các cơ quan liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn đang thiếu nhân lực trầm trọng. Việc tuyển người, nhất là tuyển người có năng lực, gặp nhiều khó khăn.

cac nganh khoi c, nganh co ti le choi thap, nganh ty le choi cao, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, luong ho so 2012, ho so dkdt

Nhiều người cho rằng, sinh viên học ngành khoa học xã hội khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc, tôi nghĩ là do nhà trường. Chúng ta cần mạnh dạn nhìn nhận vào câu chuyện này, vào những vấn đề tồn tại như tôi vừa nói ở trên. Chúng ta không đầu tư cho ngành này thì đương nhiên chúng ta không thể có sản phẩm tốt. Thầy cô giáo cũng không có điều kiện để trau dồi kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, các trang thiết bị học tập không được đổi mới thì tất yếu sinh viên sẽ chán học. Khi mới nhập trường, các em rất náo nức, rất tâm huyết nhưng qua thời gian học tập, các em dần chán nản, thất vọng về ngành mình theo học.

 

Tôi hoàn toàn đồng ý khi các bạn trẻ ngày nay quan niệm, kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới là quan trọng. Chúng ta phát triển đất nước không thể không nhờ đến những ngành này. Nhưng đừng quên, ai làm khoa học kỹ thuật, ai làm kinh tế? Đó chính là con người. Mà con người không thể tồn tại như một cá thể độc lập. Con người tồn tại ở trong mối quan hệ tương tác. Làm sao để mối quan hệ giữa con người và con người phát triển được, dung hòa được, tạo điều kiện để con người sáng tạo và làm việc tốt. Đó chính là vai trò của khoa học xã hội. Chúng ta đã bỏ quên yếu tố này trong nhiều năm. Nếu chúng ta chú ý phát triển ngành khoa học xã hội thì kinh tế, khoa học công nghệ, kỹ thuật… của chúng ta còn phát triển hơn nữa bởi khoa học xã hội giải quyết được tốt mối quan hệ giữa con người với con người, phát huy được sức sáng tạo của con người.

 

Tôi cảm thấy lo lắng khi việc đầu tư cho ngành khoa học xã hội và nhân văn còn thấp so với đầu tư cho các ngành khác. Đầu tư ít ỏi dẫn đến việc chúng ta thiếu quy hoạch. Nếu chúng ta hiểu câu chuyện một cách thấu đáo thì những người ở vị trí lãnh đạo, vị trí quản lý phải là những người có kiến thức về khoa học xã hội. Do có sự đầu tư không cân xứng, chúng ta không tận dụng được lực lượng trí thức được đào tạo về ngành khoa học xã hội. Sẽ đến lúc chúng ta phải trả giá cho việc này. Việc chúng ta cần làm ngay là phải đầu tư cho phát triển ngành khoa học xã hội phù hợp với nhịp độ phát triển của đất nước. Nếu không, một ngày nào đó, chúng ta là người Việt Nam nhưng sẽ không hiểu lịch sử, địa lý và văn hóa Việt Nam.

Tin liên quan đến xét tuyển:

 

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: Congluan)