Sự kiện: Giáo dục, tuyển sinh, du học

Học nhiều, thu nhiều

Theo lộ trình tăng học phí mà Bộ GDĐT quy định thì năm học 2011 - 2012, học phí khối trường công lập từ 355.000 - 455.000đ/tháng tuỳ từng khối ngành, đến năm 2015 mức trần học phí sẽ đạt khoảng 580.000đ/tháng. Trong đó cao nhất là khối ngành y - dược và thấp nhất là khối ngành xã hội, kinh tế, luật và nông - lâm - ngư nghiệp.

 

học phí, học phí đại học, tuyển sinh, nam sinh, học sinh

Hình minh hoạ, chủ đề học phí đại học 2012

 

Tuy nhiên, hiện nay các trường công lập hầu hết đã chuyển sang phương thức tính học phí theo tín chỉ. Chính vì thế, sinh viên đăng kí học nhiều sẽ phải đóng tiền nhiều tùy vào số lượng tín chỉ. Thế nhưng mỗi trường lại có một mức giá tín chỉ khác nhau.

 

ĐH Công nghiệp Hà Nội có mức học phí thu theo tín chỉ của sinh viên khoảng 115.000đ/tín chỉ (chênh lệch theo từng ngành học). Trung bình mỗi sinh viên học khoảng 20 tín chỉ/kỳ với mức học phí dao động từ 2,1 - 2,5 triệu đồng/kỳ. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều sinh viên, năm học 2010 - 2011, ngoài học phí, đầu năm học sinh viên còn phải đóng một số phí "lạ" như "phí trang thiết bị hiện đại" (còn gọi là kinh phí đào tạo)... Tổng số tiền này được gia hạn nộp 1 tháng sau khi nhập học.

 

ĐH Kiến trúc Hà Nội mới tăng giá học phí tín chỉ từ 105.000đ lên 125.000đ/tín chỉ, còn học phí tín chỉ đồ án là 187.500đ/tín chỉ.

 

ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội thu mức 140.000đ/đơn vị học trình.

 

ĐH dân lập Phương Đông thông báo mức học phí năm thứ nhất từ 6.650.000đ/năm đến 8.150.000đ/năm (tùy theo ngành học). Các năm sau, mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm  học trước (thu theo số tín chỉ thực học)

 

ĐH Cần Thơ cho biết, nếu áp dụng theo tín chỉ thì mỗi tín chỉ sẽ có học phí 118.000 - 131.000đ (hệ ĐH) và 105.000đ hệ CĐ. Nếu sinh viên học nhiều tín chỉ thì học phí phải đóng cao nhưng thời gian học sẽ được rút ngắn và ngược lại.

 

ĐH Kỹ thuật công nghệ TP Hồ Chí Minh lại có mức học phí 385.000đ/tín chỉ đối với bậc ĐH và 365.000đ/tín chỉ đối với hệ CĐ.

 

“Méo mặt” lúc đóng tiền

 

H.V.M, sinh viên ĐH Kỹ thuật công nghệ TP Hồ Chí Minh cho biết, nhà trường yêu cầu trong 2 tuần đầu của học kỳ I (từ 5 – 17.9.2011), sinh viên phải đóng trọn gói học phí của cả học kỳ. Với trung bình 15-18 tín chỉ/học kỳ, mỗi sinh viên phải đóng “một cục” khoảng gần 7 triệu đồng.

 

Mặc dù nhà trường đã có ưu ái cho những trường hợp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không thể đóng trọn gói cả học kỳ có thể đóng thành 2 đợt: Đợt 1 phải đóng 5 triệu và đợt 2 đóng nốt phần còn lại.

 

H.V.M cho biết, gia đình em bố đã nghỉ hưu, chỉ còn mẹ đi làm công chức, lại còn em nhỏ đang học phổ thông, phải đóng một lúc 5 triệu đồng là cả một vấn đề nan giải, đó là còn chưa kể đến những khoản cần thiết khác mỗi dịp đầu năm học mới.

 

Trên diễn đàn của sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội, có không ít thời than vãn khi học phí tín chỉ tiếp tục tăng như: “Năm nào học phí cũng tăng, mỗi lần xin tiền nhà là một lần khổ sở” hay “Học phí cứ tăng vèo vèo. Lo học không xong còn phải lo tiền đóng học phí nữa. Đã thế đồ án còn tính tiền riêng, thật là chán!”.

 

Vẫn biết đào tạo bằng tín chỉ mang lại nhiều thuận lợi cho sinh viên, nhưng với mức học phí không ổn định và số tiền phải đóng mỗi học kỳ không hề thấp, sinh viên đang hàng ngày phải “oằn mình” chống đỡ cho sự nghiệp học hành.

 

Điểm chuẩnđiểm chuẩn NV2điểm chuẩn nguyện vọng 2điểm nguyện vọng 2

Đăng ký nhận điểm chuẩn nguyện vọng 2 qua email tại ô bên dưới

Kênh Tuyển Sinh ( Nguồn Báo Giáo Dục)