>> Điểm thi tốt nghiệp 2015 >> Điểm thi đại học 2015


Tối 25/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm chi tiết đến 0,25 ở tất cả môn trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 tại các cụm thi do trường đại học chủ trì. Phân bố điểm này sẽ là căn cứ để thí sinh tham khảo khi làm hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng.

Lý giải bất thường trong phổ điểm môn Lý, Hóa, Sinh

Thay vì biểu đồ đường, lần này Bộ Giáo dục đã thể hiện phổ điểm bằng biểu đồ cột - lựa chọn theo các chuyên gia là hợp lý hơn. Tuy nhiên, khi vẽ biểu đồ chi tiết, hình dáng của phổ điểm không còn chuẩn (cao ở giữa và giảm dần sang hai bên) mà phân bố thí sinh ở các dải điểm tăng, giảm bất thường.

Đặc biệt ở ba môn Vật lý, Hóa học và Sinh học, biểu đồ có sự bất thường khi các cột thể hiện số lượng thí sinh đột ngột cao vút ở các điểm lẻ 0,5 - cụ thể là các điểm 4,5 - 5,5 - 6,5 - 7,5. Số lượng thí sinh đạt điểm này gần như nhiều gấp đôi so với mức điểm lẻ 0,25 và 0,75 bên cạnh.

Ví dụ ở môn Vật lý, điểm 4,5 là hơn 24.300 thí sinh trong khi 4,25 là hơn 10.100 và 4,75 là gần 14.200 em.

Lý giải bất thường trong phổ điểm môn Lý, Hóa, Sinh

Ở môn Hóa, điểm 6,5 có gần 37.900 thí sinh, trong khi 6,25 chỉ 18.200 và 6,75 hơn 19.400. Môn Sinh có gần 19.600 thí sinh được 5,5 trong khi điểm 5,25 có 11.200 em và 5,75 là 7.700.

Lý giải điểm bất thường này, một chuyên gia trong lĩnh vực đo lường và đánh giá cho biết, các điểm lẻ 0,5 cao vút trong phổ điểm ba môn Lý, Hóa, Sinh là do làm tròn điểm. Ba môn này đều thi trắc nghiệm với 50 câu, như vậy mỗi câu sẽ được 0,2 điểm. Những thí sinh nào điểm lẻ 0,2 thì được làm tròn lên 0,25, những em được 0,4 và 0,6 sẽ làm tròn thành 0,5 và 0,8 sẽ thành 0,75.

Lý giải bất thường trong phổ điểm môn Lý, Hóa, Sinh

Như vậy, bằng cảm quan đã có thể nhận thấy những em được làm tròn thành điểm lẻ 0,5 sẽ nhiều gấp đôi so với hai điểm lẻ 0,25 và 0,75. Đó là lý do các cột thể hiện điểm lẻ 0,5 cao vút trên biểu đồ.

"Việc làm tròn theo từng môn này sẽ gây thiệt thòi cho những em được điểm lẻ 0,6, vì đây là phổ điểm đại học nên khi tổ hợp 3 môn khối A, B, các em sẽ bị thiệt thòi nhiều", vị chuyên gia nói.

Chuyên gia đo lường và đánh giá lấy ví dụ để thấy rằng khi làm tròn theo môn thi nhiều thí sinh phải chịu thiệt thòi:

Để nguyên điểm lẻ từng môn thi và chỉ làm tròn tổng điểm:

Toán Hóa Tổng Tổng làm tròn
8 8.4 8.4 24.8 24.75 (Môn Lý làm được 42 câu đúng/50 câu, môn Hóa làm được 42 câu đúng/50 câu)
8 8.6 8.6 25.2 25.25 (Môn Lý làm được 43 câu đúng/50 câu, môn Hóa làm được 43 câu đúng/50 câu)
8 8.6 8.4 25 25.0 (Môn Lý làm được 43 câu đúng/50 câu, môn Hóa làm được 42 câu đúng/50 câu)

Như vậy, khi để nguyên điểm lẻ 0,2 - 0,4 - 0,6... của từng môn thi và chỉ làm tròn tổng điểm thì thí sinh ít thiệt thòi hơn.

Làm tròn từng môn thi như Bộ Giáo dục đang làm:

Toán Hóa Tổng làm tròn theo môn Làm tròn khi đã tính tổng 3 môn
8 8,5 8,5 25 24,75
8 8,5 8,5 25 25,25
8 8,5 8,5 25 25,0

Từ 2 cách làm trên có thể thấy nếu làm tròn theo từng môn thi thì những em làm đúng nhiều hơn thí sinh khác mỗi môn một câu vẫn chỉ nhận được số điểm bằng nhau. Như vậy khi xét tuyển vào đại học, một số thí sinh sẽ phải chịu thiệt thòi

Theo VnExpress, tin gốc: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/ly-giai-bat-thuong-trong-pho-diem-mon-ly-hoa-sinh-3254495.html