Sự kiện: Du học Ấn Độ, thông tin du học, du học Châu Á

Một số người từng học tập ở Ấn Độ để được biết ý kiến và kinh nghiệm của họ.

Theo ông Hà Duy, nguyên tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, người từng học 10 năm ở đây, hằng năm, chính phủ Ấn Độ vẫn có khoảng 100-150 suất học bổng các loại cho Việt Nam (nhiều hơn số lượng dành cho các nước khác), song vì khả năng tài chính cũng có hạn nên họ khuyến khích du học tự túc. Các ngành nên đăng ký học là công nghệ thông tin, hạt nhân và điện hạt nhân, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Ông Duy cho rằng Anh ngữ cũng là một ngành người Việt Nam nên theo học, bởi ở đây, tiếng Anh có thể được coi như ngôn ngữ chính thức, tuy không có quy định bằng văn bản của nhà nước. Giảng dạy ở các trường Ấn Độ (trừ một số ít lĩnh vực như nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ Ấn Độ...) từ bậc đại học trở lên, đều bằng tiếng Anh, thậm chí có một số trường còn cấm sinh viên nói tiếng Hindi trong trường. Giáo sư - Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hùng cũng từng theo học Anh ngữ ở Ấn Độ.


Ưu điểm nổi bật của du học tại Ấn Độ là chi phí rẻ.

 Học phí cao nhất như của các ngành y, dược, nha khoa cũng chỉ trên 10.000 USD. Ấn Độ cũng là nước đang phát triển như Việt Nam, nên giá sinh hoạt không cao. Thậm chí, một số người Ấn ở Hà Nội còn cho rằng giá cả ở nước họ tính trung bình thấp hơn Việt Nam. Nếu bạn ở ký túc xá, tự thổi nấu thì càng ít tốn kém (bên Ấn Độ cũng có các chợ cóc, rất sẵn rau cỏ, lương thực… các thứ tương tự như ở Việt Nam). Tổng chi phí cho sinh hoạt, theo một người từng lấy bằng thạc sĩ ở Ấn Độ (giấu tên), chỉ khoảng 100-150 USD/tháng. Về phương tiện đi lại, bạn có thể mua xe máy với giá trên dưới 300 USD. Giao thông ở nước này cũng là sự “kết hợp” hổ lốn giữa phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân như Việt Nam. Tuy nhiên, khi trả lời phóng viên VnExpress, những người từng học ở Ấn Độ đều khuyên: “Đừng bao giờ đi xe buýt hay một phương tiện chuyên chở công cộng nào, vì xe rất đông, ăn mày, ăn cắp rất nhiều. Đang khi trời nóng hơn 40 độ C mà chen chúc trên đó thì thật kinh khủng”.

 

 

du hoc chau a, du hoc an do, thong tin du hoc, loi khuyen, moi truong, dai hoc



Giáo dục Ấn Độ có một ưu điểm lớn mà đến nay còn ít người được biết.

Đó là: Họ chủ động tiếp nhận những điểm tốt của nền giáo dục Anh quốc. Chính vì thế, phương pháp dạy và học rất hiện đại theo phong cách Tây phương. Bà Lê Bích Ngọc, cán bộ Viện Khoa học Giáo dục, cho biết, các giáo sư của Ấn Độ đa số từng học ở Anh về, nói tiếng Anh rất tốt và đặc biệt, họ luôn quan tâm đến người học. Cách dạy ở nơi bà theo học, Viện Đào tạo Giáo học pháp, cũng là “đọc và ghi” như Việt Nam, nhưng cách đọc, cách giảng “rất tuyệt”, và ngay sau khi nghe giảng xong, người học sẽ thực hành bằng cách thảo luận trực tiếp. Nội dung giảng dạy luôn hiện đại, giúp học viên cập nhật kiến thức mới kịp với trình độ của thế giới. Ngoài ra, bà Ngọc nhấn mạnh ưu điểm “bao quát nhưng thực tế” của các bài giảng, giúp người học có thể áp dụng những gì đã học được trong nhiều lĩnh vực. Bạn Phạm Liên Bình, sinh viên Học viện Quan hệ quốc tế, từng học lấy bằng khoa học chính trị và tiếng Pháp ở Đại học Tổng hợp Delhi, năm học 1998-1999 khẳng định cách dạy và học ở đây giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo. Chế độ thi cử nghiêm khắc, đảm bảo tính trung thực. Phương tiện học tập hiện đại. Trường nào cũng có phân viện Internet, cho phép dùng mạng miễn phí với tốc độ truy cập nhanh. Thư viện đầy đủ sách các loại, đều bằng tiếng Anh (nhập từ Anh, Mỹ), nội dung cập nhật với phương Tây.

Ấn Độ là một nước đang phát triển và mức sống của người dân thấp, nhất là khi ra khỏi các thành phố lớn. Khi mới sang đây, bà Ngọc đã so sánh Ấn Độ với Việt Nam những năm 70. Tuy nhiên, bà khẳng định: "Đất nước này thật kỳ lạ. Càng ở lâu, càng thấy yêu, yêu con người, yêu nền văn hóa đậm đà chất phương Đông". Người dân ở đây rất thân thiện và hiếu khách. Sự khác biệt về tôn giáo hoàn toàn không ảnh hưởng đến người nước ngoài và an ninh được đảm bảo.

Tuy nhiên, học tại Ấn Độ cũng có những hạn chế đòi hỏi nghị lực lớn mới vượt qua được. Thứ nhất, khí hậu nói chung rất nóng và ẩm. Ở thủ đô New Delhi, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 43 độ C. Trời mùa đông thì lại lạnh như miền Bắc Việt Nam, khoảng 14-15 độ C. Nếu bạn trú tại phòng giá rẻ, không có máy điều hòa, thì sẽ phải rất vất vả mới thích nghi được. Thứ hai, 100% người học ở Ấn Độ than phiền về thức ăn, quá nhiều gia vị, rất cay, đẫm cari… tóm lại là không thể nuốt nổi, vì vậy họ đều phải “tự phục vụ”. Tại các chợ, tuy bán đủ thứ rau quả như Việt Nam nhưng lại không cung cấp thịt bò, thịt lợn (vì lý do tôn giáo), nên người sang đây đều phải… nhịn thèm. Thứ ba, hoạt động của bưu điện chưa được tốt, thư từ đi lại chậm nên việc liên lạc với người thân trong nước rất khó khăn. Và nếu như bạn không ở thủ đô New Delhi thì ngay việc liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam ở Ấn Độ cũng rất khó.

Một người từng làm nghiên cứu sinh sau đại học ở Ấn Độ khuyên nên tránh nhắc đến thịt bò với người theo đạo Hindu, thịt lợn đối với tín đồ Hồi giáo. Không chào, bắt tay bằng tay trái, đây là chuyện cấm kỵ. Bạn Phạm Liên Bình nói thêm, tốt nhất bạn nên nói với người dân nước này rằng mình theo một tôn giáo nào đó, chẳng hạn đạo Phật, vì người Ấn Độ quan niệm không có tín ngưỡng là không tốt. Một hạn chế nữa của du học tại Ấn là không có cơ hội việc làm cho người nước ngoài. Khác với học tại Mỹ, ở đây bạn không thể có nguồn thu nhập nào trong quá trình học.

Vấn đề nhiều người quan tâm nhất là giá trị của bằng cấp tại Ấn Độ. Về điểm này, những ai đã học ở đây đều cho rằng kiến thức thu được rất bổ ích, có thể áp dụng trong công việc ở mọi nơi, nhưng bằng cấp thì không được trân trọng như của Mỹ, Anh, Australia, thậm chí của Thái Lan và Singapore. Điều đó có thể là do Ấn Độ chưa trở thành một địa điểm du học danh tiếng, tuy rằng chất lượng thực tế khá tốt. Một người (yêu cầu giấu tên) khẳng định với phóng viên VnExpress: “Nếu xin được học bổng và theo học chương trình sau đại học thì bạn nên chọn Ấn Độ. Còn nếu đi theo diện tự túc và học lấy bằng đại học thì bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định, vì cho dù có giá trị thực tế nhưng tấm bằng do Ấn Độ cấp khó dọa thiên hạ lắm”. Anh cho rằng phải chịu đựng môi trường sống khắc nghiệt (nóng nực, thiếu thốn) như vậy mà bằng cấp không được ưu ái thì việc bỏ ra nhiều công sức là không cần thiết.

 

Du học Châu Á  học bổng du họchọc bổng toàn phần.

Đăng ký nhận thông tin học bổng du học qua email tại ô bên dưới.

Kênh Tuyển Sinh (Nguồn Duhọc )

 

Sự kiện liên quan: