Những băn khoăn khi bước vào cổng trường đại học

"Khi nhìn nhận đúng các môn học, coi các môn học là chìa khóa khám phá cuộc sống, sẽ học tập tốt. Chẳn hạn như môn Sử sẽ giúp bạn hiểu hơn về quê hương đất nước qua các sự kiện lịch sử..." Đó là chia sẻ về kinh nghiệm học để xây dựng phương pháp học tập thích hợp ở đại học của tân thủ khoa Học viện Báo chí Tuyên truyền Phùng Thị Phương Thúy.


thu khoa, thu khoa dai hoc, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, nhap hoc

Phùng Thị Phương Thúy - thí sinh có số điểm môn Lịch sử cao nhất cả nước: 9.



Diễn đàn “Làm thế nào để học tốt ở bậc đại học” diễn ra tại Đại học Quốc gia Hà Nội do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức với sự tham gia của các thủ khoa, tân thủ khoa và học sinh đoạt giải Olympic Quốc tế 2011.


Trao đổi trong diễn đàn, vấn đề cuộc sống sinh viên thu hút khá nhiều sự quan tâm và trao đổi thảo luận. Phần lớn tân sinh viên đều xa nhà và đều là lần đầu tiên sống xa nhà để học đại học. Nhiều băn khoăn được đặt ra.

Lần đầu tiên sống xa nhà, tân thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền Phùng Thị Phương Thúy (quê Vĩnh Phúc) không khỏi băn khoăn về cuộc sống học tập đại học trước mắt. Nhiều thứ phải tự lo toan hơn. Đó là chuyện quan hệ bạn bè, nhà trọ, tiền chi tiêu trong tháng…

Trước mối quan tâm này, diễn đàn có hẳn bài tham luận và dành thời gian cho những chia sẻ, giải pháp sống tự lập ở đại học. Như nhiều bạn tân sinh viên khác, Phương Thúy cũng có lo lắng lớn nhất chính là phương pháp học tập ở đại học. Ở bậc phổ thông, hầu như đều học theo một chương trình đã lập sẵn dưới sự hướng dẫn cụ thể và kiểm tra sát sao của các thầy cô giáo. Trong khi ở đại học gần như ngược lại, sinh viên phải chủ động và sáng tạo trong từng môn học. Có lẽ là không quá khi nói, đại học là tự học.

 

Bên cạnh đó, là những áp lực từ danh hiệu thủ khoa. Luôn phải phấn đấu đạt được kết quả học tập cao, gương mẫu để không phụ lòng mong và niềm tự hào của gia đình, thầy cô.

 

Chính vì vậy, các tân thủ khoa cũng không khỏi băn khoăn về phương pháp học tập. Bởi có một phương pháp học phù hợp là nắm được chìa khóa của sự thành công; là cơ hội để hoàn thiện tri thức và bản thân.


Chia sẻ về dự định thay đổi phương pháp học tập, Thúy nghĩ bên cạnh thời gian học tập, sẽ tham gia nhiều hoạt động trong trường, lớp và xã hội để rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công việc của phóng viên truyền hình sẽ theo học.

Kinh nghiệm học tập

Chia sẻ về bí quyết để học tập tốt, đa số các thủ khoa đều cho rằng, đam mê, nỗ lực là những yếu tố để đạt được thành tích tốt trong học tập và các hoạt động ngoại khóa.

Là thủ khoa khối C Học viên Báo chí và Tuyên truyền 26 điểm, có điểm môn Lịch sử cao nhất cả nước – 9 điểm, Phương Thúy chia sẻ: khi nhìn nhận đúng các môn học, coi các môn học là chìa khóa khám phá cuộc sống, sẽ học tập tốt như môn Sử sẽ giúp bạn hiểu hơn về quê hương đất nước qua các sự kiện lịch sử. Từ đó, học tập không còn là “học vẹt', “học thành tích” mà học để tích lũy, để hoàn thiện bản thân mình.

 

thu khoa, thu khoa dai hoc, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, nhap hoc

Mai Văn Chu (Thủ khoa đầu vào khối A 30/30 năm 2006 và cũng là Thủ khoa đầu ra đại học, trường ĐH Xây dựng) .

 

Cũng trong chương trình, các sinh viên từng đạt thủ khoa, đạt huy chương vàng trong kỳ thi Đại học và Olympic những năm trước cũng có dịp giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học tập, duy trì thành tích tốt trong thời gian học đại học.

Muốn học tốt mỗi bạn cần phải có cho mình một ham muốn, một mục tiêu phấn đấu. Chủ động trong mọi việc. “Trước khi bắt đầu đến với một môn học mới, em thường nhờ anh trai cũng học Xây dựng đánh dấu những phần quan trọng trong giáo trình. Nhờ đó hình thành được khung chương trình”. Đó là suy nghĩ của Mai Văn Chu, cựu sinh viên Đại học Xây dựng, Thủ khoa đầu vào khối A 30/30 năm 2006 và cũng là Thủ khoa đầu ra đại học

 

Chu cũng cho biết thêm: Ở bậc đại học, cần phải chủ động học đều các môn , phải thật sự hiểu kiến thức; chú ý từ lúc nghe giảng và tranh thủ làm bài tập ngay trên lớp vì sẽ rất ít thời gian để ngồi ngẫm nghĩ lại cho một môn.


Còn Phương Anh (thủ khoa xuất sắc 2011 trường Đại học Ngoại thương) cho rằng, phụ trợ cho việc học tập khá đắc lực là đi làm thêm. Phương Anh cho hay, ngay từ khi biết điểm đậu đại học, em đã đi làm gia sư. Đến giờ thì đã trải qua khá nhiều việc. Thủ khoa xuất sắc này lí giải, việc làm thêm hợp lí sẽ cho phép mình sự nỗ lực tìm hiểu kiến thức, kinh nghiệm và các mối quan hệ xã hội, nhất là có thêm một chút thu nhập… Bên cạnh đó, Phương Anh còn đề cập tới việc học nhóm.

thu khoa, thu khoa dai hoc, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, nhap hoc

Phương Anh (Thủ khoa xuất sắc đầu ra) chia sẻ kinh nghiệm học tập trong chương trình.


Ngoài ra, còn có nhiều kinh nghiệm khác để học tốt ở bậc đại học cũng trình bày tại diễn đàn. Chẳng hạn, tham gia các câu lạc bộ học thuật ở trường, lớp; giao lưu gặp gỡ anh chị khóa trên, thầy cô. Thêm nữa có tham gia hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên nhà trường… Đây là môi trường tốt để rèn luyện kĩ năng, hoàn thiện bản thân và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng xã hội…

Tin đang được quan tâm:

ĐIỂM THI - ĐIỂM THI 2012 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC NĂM 2012

ĐIỂM CHUẨN - ĐIỂM CHUẨN 2012 - ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC 2012

TUYỂN SINH - THÔNG TIN TUYỂN SINH, TIẾNG ANH - HỌC TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh