Bạn có thể cải thiện điểm số, giúp làm bài tập về nhà, đánh bại chứng mất tập trung và chấm dứt tình trạng chán học.

7. Chuẩn bị không gian học tập

Nếu bạn thấy nhất định cần phải có một số yếu tố cho không gian học tập tốt hơn thì hãy cố gắng ưu tiên những yếu tố đó. Ví dụ: bạn cần loại đèn học đặc biệt, sự im lặng, âm nhạc, riêng tư, hay đồ ăn từ phụ huynh…? Xem những yếu tố nào giúp bạn hứng thú và tập trung hơn mà lần sau nhớ lặp lại để đạt được kết quả tốt nhất.

8. Cho phép bộ nhớ của bạn mờ nhạt dần

Làm sao để học hiệu quả | Làm sao để học bài nhanh thuộc, nhớ lâu

 

Thỉnh thoảng nên ôn lại bài cũ để có thể nhớ lâu hơn

 

Rất bình thường nếu não bạn bị hao phí và có lúc quên một số thứ. Điều này không có nghĩa là bạn học dở. Thay vì điên đầu, bạn nên bình tĩnh xử lý. Hãy xem bộ não của bạn như các tầng chứa đựng kiến thức. Khi bạn thêm càng nhiều thông tin vào lớp trên cùng, lớp thấp hơn sẽ càng cũ đi và bạn càng khó nhớ ngay lập tức. Mẹo nhỏ ở đây đơn giản chỉ là ôn lại bài. Vì chúng ta có thể tiên liệu việc mờ nhạt dần dần của bộ nhớ, thì việc ôn lại kiến thức đã học sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. Chỉ cần ôn lại bài cũ sau 2, 3 buổi sẽ giúp bạn nhớ những gì cần phải nhớ. Thông thường, một cái nhìn tổng thể nhanh chóng là đủ. Nhưng thỉnh thoảng bạn cũng cần phải có một buổi học đầy đủ chi tiết các bài cũ. Việc "não mờ nhạt" là hoàn toàn bình thường (Trừ phi bạn có năng khiếu ghi nhớ hình ảnh, mà đây là điều rất hiếm)

9. Lên lịch thi, lịch học tập

Nói chung, nếu bạn lên lịch học những lần nhất định trong ngày, bạn sẽ tạo được thói quen và học được nhiều hơn. Nếu bạn chỉ "tùy lúc" trong ngày, rất có thể sẽ không bao giờ có lúc. Một cách hiệu quả để lên lịch học là đánh dấu vào lịch làm việc của bạn như thể bạn có một cuộc hẹn. Ví dụ: "Thứ ba 3-4:30 chiều – Học Tiếng anh"

10. Đặt mục tiêu hợp lý, đừng quá coi trọng điểm số

Một trong những lý do chính mà chúng ta không đạt được mục tiêu là do chúng ta đặt mục tiêu quá cao. Nếu bạn đặt mục tiêu trong tầm tay, ngay cả khi có vẻ quá đơn giản, bạn cũng có được thói quen hoàn thành mục tiêu và dần dần bạn sẽ đặt mục tiêu cao hơn. Bên cạnh đó, cũng phải nhận ra sự khác biệt giữ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Thiết lập tầm nhìn dài hạn của bạn nhưng hoạt động ngày qua ngày nên tập trung riêng vào ngắn hạn, tạo từng bước.

11. Tránh thất vọng

Trớ trêu thay, hệ thống thần kinh của 1 người càng nhanh, họ học càng lẹ. Tuy nhiên, người có hệ thống thần kinh nhanh cũng thường làm ráng vì họ thuộc người hay cầu toàn. Vì vậy, họ là những người luôn nghĩ rằng họ không đủ nhanh!! Ngược lại, "kiểu B" , người ít căng thẳng thì học chậm hơn, nhưng tự hài lòng, cuối cùng học trong một thời gian ngắn. Điều này là bởi vì họ không lãng phí sức lực, không mất thời gian buồn bực và không phải lăn tăn suy nghĩ rằng họ chưa giỏi – họ chỉ đơn giản là tiếp tục di chuyển về phía trước với tốc độ chậm hơn (nhưng không bị cản trở).


Lịch thi đại học 2012 khối D

Lịch thi tốt nghiệp 2013

kenhtuyensinh

Theo : Muctim