Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Căn cứ nào được ngưỡng xét tuyển? - Ảnh 1
Chuẩn bị kỳ thi mới
"Tôi không lo lắng như vậy mà rất tin tưởng các trường ĐH sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình, sẽ thực hiện nghiêm túc kì thi này. Ở ĐH Bách khoa HN, các em thi vào với mức điểm nào đó chỉ là điều kiện cần, còn trong quá trình học nếu không đủ năng lực sẽ rất khó có khả năng ra trường. Bởi quá trình đào ĐH là quá trình chọn lọc, ĐH Bách khoa đào tạo rất nghiêm túc, ai không có năng lực hoặc không nghiêm túc trong học tập sẽ bị đào thải”, ông Hoàng Minh Sơn, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa HN nói.
Tuy nhiên không phải trường nào cũng "nghiêm” như ĐH Bách khoa HN trong xét tuyển cũng như đào tạo. Bộ GD&ĐT đã quyết định có 2 loại cụm thi. Cụm thi thứ nhất là cụm thi liên tỉnh do các trường ĐH chủ trì cho các em học sinh thi vào ĐH. Cụm thi thứ 2 tại các địa phương dành cho học sinh chỉ tốt nghiệp THPT. Bộ cũng yêu cầu các trường công bố chuẩn xét tuyển trước khi học sinh nộp hồ sơ vào xét tuyển.
Từ những quy định mới mẻ đó, mối quan tâm của thí sinh là các trường sẽ sử dụng những yếu tố gì để xây dựng ngưỡng xét tuyển. Có căn cứ nào để lấy điểm chuẩn khi các trường chỉ biết số lượng học sinh sẽ thi vào trường mình?
Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT quy định một điều quan trọng là các trường sẽ công bố điểm xét tuyển không được thấp ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Việc công bố điểm cao bao nhiêu so với ngưỡng chuẩn đầu vào là quyết định của từng trường. Các trường sẽ căn cứ vào thực trạng từng ngành để có yêu cầu xét tuyển điểm đầu vào.
Ông Hoàng Minh Sơn cũng lưu ý ngưỡng xét tuyển đầu vào của từng trường ĐH đặt ra phải cao hơn, hoặc bằng ngưỡng mà Bộ GD&ĐT đặt ra. "ĐH Bách khoa cũng như những trường khác, ngưỡng xét tuyển đầu vào căn cứ vào điểm thi cụ thể và phổ điểm để có con số thống kê cụ thể. Căn cứ vào đó trường sẽ đưa ra mức tối thiểu để nhận hồ sơ vào. Mức tối thiểu này về sau sẽ căn cứ vào hồ sơ và kết quả thi cụ thể của thí sinh nộp hồ sơ vào những nhóm ngành khác nhau của trường. Trên cơ sở đó, nhà trường sẽ căn cứ vào để đưa ra chỉ tiêu xét tuyển”. Ông Sơn nhấn mạnh, đây là quá trình cạnh tranh của thí sinh nên điểm trúng tuyển cuối cùng phải căn cứ vào kết quả cụ thể của những thí sinh nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển sinh vào trường.
Theo Đại Đoàn Kết, tin gốc: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=102917&menu=1433&style=1

Tuyển sinh, tuyển sinh 2015, kỳ thi THPT quốc gia, điểm thi đại học, điểm thi tốt nghiệp