Cách trả lời thư mời nhận việc (Offer Letter) từ nhà tuyển dụng

“Khi một nhà tuyển dụng mời bạn làm việc sau vòng phỏng vấn việc làm, nghĩa là họ đang đặt tất cả các thẻ bài của họ lên trên bàn và từ bỏ quyền lực để mời bạn về. Vì thế, họ cũng muốn bạn đối xử với họ như thế. Họ muốn bạn cũng ngay lập tức ngả bài và chấp nhận vị trí đó, từ bỏ mọi quyền đàm phán của bạn. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ là kịch bản hoàn hảo cho ứng viên”, Marilyn Santiesteban, trợ lý giám đốc dịch vụ nghề nghiệp tại khoa dịch vụ công lập và dân lập, tại trường Texas A&M. Dưới đây là những điều bạn nên làm nếu nhận được thư mời làm việc (Offer Letter) từ nhà tuyển dụng:

1. Bày tỏ sự đánh giá cao của bạn

Bất kể nhà tuyển dụng gặp trực tiếp, gọi điện thoại hay gửi email về lời mời làm việc, bạn vẫn phải cảm ơn lời đề nghị của họ, nói lên sự cảm kích của bạn trước khi làm bất cứ điều gì khác.

“Bạn phải luôn luôn tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ”, Hannah Morgan, người sáng lập Rochester, cho hay.

Cho dù bạn đang muốn tiến tới cuộc đàm phán lương hoặc chấp nhận lời đề nghị mà không cần đàm phán lương, bạn nên bắt đầu theo cách này để tạo nên phong thái chuyên nghiệp cho cuộc nói chuyện.

Bạn đừng để niềm vui sướng và nhiệt tình của bản thân đi trước. “Hãy nhớ, họ rất dễ bị tổn thương vì thế bạn cần kìm chế sự phấn khích”, Santiesteban nhấn mạnh.

Bạn có thể dụng các từ như “tuyệt vời” và “hồi hộp” để miêu tả cảm xúc mà không cần nói bạn sẽ chấp nhận vị trí mà họ đưa ra.

2. Yêu cầu văn bản đề nghị

Sau khi cảm ơn nhà tuyển dụng, bạn phải yêu cầu họ có lời mời làm việc bằng văn bản. Ít nhất, bạn cần có một thư mời làm việc chính thức, bao gồm tên chức vụ, ngày bắt đầu làm việc, mức lương và những thông tin chi tiết về chế độ đãi ngộ.

Bước này cần có hai điều: thứ nhất là nó tạo ra sự minh bạch và rõ ràng, thứ hai là cho phép bạn cơ hội cân nhắc kỹ lưỡng các chi tiết để đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những gì bạn sẽ được hưởng.

Bạn hãy hỏi nhà tuyển dụng, bạn có bao lâu để trả lời thư mời làm việc. Nếu họ nói họ cần câu trả lời ngay lập tức, đó là một dấu hiệu xấu. “Gây áp lực không mang lại ấn tượng tốt đẹp. Đó là một chiến thuật đáng sợ”, Morgan chia sẻ. Một nhà tuyển dụng có trách nhiệm sẽ cho phép nhân viên tiềm năng suy nghĩ quyết định lớn này trong một hoặc hai ngày.

Nhưng nếu bạn muốn đàm phán các điều khoản, Santiesteban cho rằng, bạn nên phản ứng bằng cách nói: “Tôi đã xem xét lời đề nghị và nghĩ nó là một cơ hội tuyệt vời. Nhưng tôi muốn thảo luận kỹ lưỡng hơn, vì thế, khi nào chúng ta có thể nói chuyện hay gặp gỡ trực tiếp?”.

Hãy nhớ rằng, bạn nên thể hiện thái độ hợp tác, không đối đầu, sử dụng giọng điệu nhẹ nhàng để đàm phán lương bổng.

Kỹ năng việc làm: Làm gì khi bạn nhận được thư mời làm việc?Kỹ năng việc làm: Làm gì khi bạn nhận được thư mời làm việc?

3. Nói “Tôi đồng ý” đúng cách

Khi bạn đã trải qua cuộc đàm phán và sẵn sàng chấp nhận, bạn cần nhắc lại tất cả chế độ mà bạn được hưởng theo cách hiểu của bạn. Bạn có thể nói: “Theo cách hiểu của tôi, tôi sẽ được nghỉ X ngày, được thưởng Y và phải nộp Z, công ty sẽ trả 75% chi phí chăm sóc sức khỏe của tôi và trừ 3% tiền lương đầu tiên của tôi cho chi phí đó”.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đã đàm phán ngay từ khi bắt đầu lời mời làm việc được đưa ra. Trong thực tế, bạn cũng nên yêu cầu ký kết làm việc bằng văn bản chính thức.

Nếu cuộc đàm phán kéo dài hơn dự kiến, bạn phải hiểu rằng đâu là khoảng bạn có thể chấp nhận. Đàm phán luôn tạo căng thẳng cho hai bên. Vì thế, bạn cần bày tỏ sự đánh giá cao thời gian và công sức mà nhà tuyển dụng bỏ ra, cho họ thấy bạn đã sẵn sàng tiến lên phía trước.

Cuối cùng, hãy hỏi về các bước tiếp theo. Ví dụ, bạn bắt đầu làm việc vào ngày nào? Bạn sẽ được định hướng như thế nào? Bạn phải chuẩn bị gì cho ngày làm việc đầu tiên? Những câu hỏi này sẽ chứng tỏ sự quan tâm tích cực của bạn với công việc, tái khẳng định sự lựa chọn của nhà tuyển dụng để tìm thêm một lời mời khác.

Kỹ năng việc làm: 5 điều cần thực hiện trước khi bắt đầu nhận việc

1. Hãy chắc rằng bạn có trong tay Thư Mời Làm Việc (Offer Letter)

Bạn hãy nhớ: chỉ khi nào bạn nắm chắc trong tay Thư Mời Làm Việc của nhà tuyển dụng bạn mới chắc chắn được tuyển vào làm việc với công ty đó. Sở dĩ như vậy vì sẽ có trường hợp nhà tuyển dụng quyết định chọn một ứng viên nào đó nhưng đến phút cuối có thể thay đổi quyết định. Vì vậy thậm chí khi bạn đã quyết định nhận lời mời làm việc, bạn vẫn cần yêu cầu nhà tuyển dụng gửi cho bạn thư chấp nhận tuyển dụng.

Thư Mời Làm Việc cần trình bày đầy đủ trách nhiệm công việc của bạn và các thông tin quan trọng khác như chức danh công việc, lương, và những lợi ích khác.

2. Hiểu rõ bản chất công việc

Hãy chắc rằng bạn hiểu rõ trách nhiệm công việc của mình. Hãy yêu cầu nhà tuyển dụng gửi cho bạn bảng mô tả công việc nêu đầy đủ trách nhiệm công việc của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ công việc của mình và mong đợi của nhà tuyển dụng đối với vị trí này.

Bạn cần tìm hiểu xem công việc của bạn sẽ phù hợp với yêu cầu của công ty như thế nào. Bạn có nhiều cơ hội để thăng tiến không? Bạn sẽ làm việc phối hợp với các phòng ban khác không? Công ty có linh động trong việc cho phép nhân viên chuyển đổi công việc để nâng cao kiến thức và kỹ năng mềm sau một thời gian làm việc không?...

3. Tìm hiểu kỹ thời gian biểu làm việc

Nhiều người nhận lời làm việc mà không biết rõ thời gian biểu của công việc. Điều đó dẫn đến kết quả không hay chút nào là họ sẽ bị “ngập đầu” trong công việc từ sáng đến tối mịt, trong khi cuộc sống gia đình của họ không chấp nhận thời gian biểu làm việc như thế. Vì vậy, trước khi nhận lời mời làm việc, bạn hãy hỏi nhà tuyển dụng xem bạn sẽ làm việc chính thức bao nhiêu giờ trong tuần, có làm thêm (overtime) không. Một số công việc có thể yêu cầu bạn làm việc 50 giờ mỗi tuần. Thế nên bạn cần biết rõ điều đó để tránh nguy cơ bạn có thể phải nghỉ việc sau 2 tháng thử việc do thời gian biểu làm việc không phù hợp với bạn.

4. Không “sớm nắng chiều mưa”

Khá nhiều ứng viên không chắc là mình muốn gì trong công việc. Họ có thế nhận lời làm việc mà không suy nghĩ đắn đo. Hãy cẩn thận: nếu nhận lời làm một công việc mà bạn không chắc chắn là mình sẽ theo đuổi một cách nghiêm túc, bạn sẽ tạo ra rắc rối cho chính mình về sau đấy.

Hãy chắc rằng bảng mô tả công việc lôi cuốn bạn và đáp ứng được mục tiêu và mong muốn của bạn, chứ không chỉ của công ty tuyển dụng bạn.

Nếu bạn quyết định không làm công việc mà mình đã dày công đi phỏng vấn xin việc, hãy quyết định dứt khoát ngay từ đầu. Điều đó sẽ tốt hơn cho bạn. Nếu không, sau khi bạn đặt chân vào công ty và làm việc một thời gian ngắn, bạn sẽ phát hiện ra công việc không phù hợp với mình và quyết định nghỉ. Điều đó sẽ không hay chút nào đối với công ty tuyển bạn vào, và càng không hay chút nào đối với bản thân bạn nữa. Bạn nên nhớ mạng lưới nhân sự của các công ty có mối quan hệ rất sát sao với nhau. Vì vậy, tin “nóng” về một nhân viên “sớm nắng chiều mưa” như bạn sẽ rất dễ đến tai các nhà tuyển dụng khác. Điều đó dĩ nhiên chẳng tốt cho bạn về sau chút xíu nào cả.

5. Tìm hiểu đồng nghiệp tương lai

Có thể bạn sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với giám đốc tương lai của bạn, nhưng còn các đồng nghiệp khác của bạn thì sao? Không gì khó chịu cho bằng phải làm việc với những đồng nghiệp có những tính cách đáng ngán như hay ganh đua, chơi trội, nói xấu người khác hay không thân thiện. Vì vậy bạn nên tìm cơ hội để gặp gỡ các đồng nghiệp mới mà bạn sẽ làm việc chung suốt những ngày dài tháng rộng sắp tới. Đây cũng là dịp để bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp nơi công sở của mình.

Việc nhận được thư mời làm việc (Offer Letter) là một dấu hiệu chứng tỏ bạn đã thành công trong vòng phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, đừng vội đồng ý ngay lập tức vì bạn cần chứng tỏ mình là một nhân viên có năng lực và chuyên nghiệp trong cách ứng xử. Hãy cân nhắc các yếu tố và cách trả lời Offer Letter trên đây trước khi quyết định nhận việc. Chúc các bạn thành công trong công việc mới của mình nhé!

Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng việc làm, phỏng vấn việc làm, thư mời làm việc, Offer Letter, trả lời thư mời nhận việc, trả lời Offer Letter, kỹ năng giao tiếp nơi công sở.