Để học tại Mỹ, bạn cần phải có chứng chỉ tiếng Anh IELTS hoặc TOEFL. Chứng chỉ TOEIC sẽ không thể sử dụng được khi đi du học. Ngoài ra, nếu muốn học lên thạc sĩ về quản trị kinh doanh, hầu hết các trường sẽ yêu cầu bạn cung cấp chứng chỉ GMAT và kinh nghiệm làm việc.

Du học Mỹ: Điều kiện để du học tự túc tại Mỹ

Em tốt nghiệp ĐH chuyên ngành tài chính ngân hàng với điểm trung bình là 6.8, TOEIC 500, đã đi làm đuợc 1,5 năm, hiện muốn du học tự túc tại Mỹ, bang Califonia. Em cần có thêm những điều kiện gì để có thể học thạc sĩ? Nếu không thì em muốn chuyển tiếp để hoàn tất chương trình ĐH tại Mỹ, em cần phải đáp ứng những yêu cầu nào? Nếu bắt đầu làm thủ tục giấy tờ từ bây giờ thì khoảng cuối năm em có thể nhập học được không? Thời gian và học phí học Anh văn tại Mỹ ra sao? (Kim Ngân)

Du học Mỹ: Điều kiện để đi du học tự túc tại Mỹ

Du học Mỹ: Điều kiện để đi du học tự túc tại Mỹ

Tư vấn của chuyên gia tư vấn du học: Bạn chưa trình bày rõ là bạn muốn theo học chuyên ngành gì tại Mỹ, ngành tài chính - ngân hàng theo đúng chương trình cử nhân ở Việt Nam hay một chuyên ngành khác nên chúng tôi sẽ tư vấn chung cho bạn như sau:

Để học thạc sĩ tại Mỹ, bạn cần phải có chứng chỉ tiếng Anh IELTS hoặc TOEFL. Chứng chỉ TOEIC sẽ không thể sử dụng được khi đi du học. Ngoài ra, nếu muốn học lên thạc sĩ về quản trị kinh doanh, hầu hết các trường sẽ yêu cầu bạn cung cấp chứng chỉ GMAT và kinh nghiệm làm việc. Xem thêm: Tìm hiểu về các loại chứng chỉ tiếng anh du học phổ biến nhất

Bạn đã hoàn tất chương trình ĐH tại Việt Nam, vì sao bạn muốn chuyển tiếp sang Mỹ để hoàn tất chương trình ĐH? Phải chăng bạn muốn theo đuổi một chuyên ngành khác so với ngành tài chính - ngân hàng mà bạn đã học? Nếu như vậy, trường ĐH cũng vẫn sẽ yêu cầu các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế của bạn cộng với bảng điểm để có thể xem xét chuyển tiếp cho bạn.

Thời gian học chương trình thạc sĩ tại Mỹ kéo dài từ 1-2 năm (chưa bao gồm thời gian học Anh văn). Thời gian học ĐH là 4 năm. Nếu bạn là sinh viên chuyển tiếp, thời gian học ĐH của bạn sẽ kéo dài từ 2-3 năm (tùy thuộc vào số lượng môn học và tín chỉ được phép chuyển tiếp).

Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ tự túc

Giấy tờ chuẩn bị (nhất thiết phải có): Phiếu hẹn; Passport; DS, I_20; giấy khai sinh của mình, của ba mẹ; bằng khen của mình; giáy tờ về trường học của mình bên đây và bên Mỹ, giấy chứng minh thu nhập của ba,mẹ; sổ tiết kiệm của ba mẹ; hợp đồng lao động của ba, mẹ. Cần thêm (nếu có): gấy tờ bằng khen của ba, mẹ (để chứng minh rằng ba mẹ mình là người học thức), giấy bảo trợ và một vài giấy tờ mà có lợi cho sự chứng minh của mình lúc phỏng vấn.

1) Cửa vào:

Miêu tả: Bên ngoài chỗ phỏng vấn có rất nhiều cửa nhưng chỉ có một cửa đề chữ "Cửa vào".

Thực hiện: Hãy bước vào cửa đó. Nhưng trước khi bước vào bạn sẽ được kiểm tra xem có mang vật gì nguy hiểm không hoặc có mang kim loại hay không bằng máy dò trên tay bảo vệ (lưu ý: đồng hồ và dây nịch bằng kim loại máy dò không kêu nên bạn có thể đem theo được)

Mục đích: kiểm tra xem chúng ta có mang vật gì nguy hiểm cho họ không

Lời khuyên: nên bỏ lại những thứ mà bạn thấy nguy hiểm vì nếu bạn qua được cửa này, bạn sẽ không bước ra ngoài được nữa. Và wa cửa sau họ còn kiểm tra lại bạn một lần nữa, nếu phát hiên bạn mang vật nguy hiểm họ sẽ gây khó dễ và có thể cho bạn về vì lí do an toàn

2) Phòng chờ:

Miêu tả: nói là phòng chờ chứ cũng hem phải nữa. Nó chỉ là một căn nhà cho chúng ta đứng xếp hàng thôi. Phia sau cánh cửa đó sẽ có 3 đường đi: Đường ngoài cùng sát cửa nhất dành cho phỏng vấn xin visa đi di cư ( visa immigrant), đường giữa không có gì và đường còn lại dành cho phỏng vấn xin visa không di cư (visa non_immigrant).

Thực hiện: vì chúng ta đi du học nên sẽ xin visa không di cư. Hãy vào đường có chữ "Visa non_immigrant". Chúng ta sẽ xếp hàng chớ ở đường này để đi ra ngoài đường wa một cửa khác

Mục đích: giữ trật tự và dễ kiểm soát cho họ hơn

Cảm giác của Tuấn: hơi mệt mỏi vì chờ tới hơn một tiếng. Hichic

Lời khuyên: Hãy bình tĩnh chờ đợi và xếp hàng đàng hoàng. Đừng gây tiếng động lớn, đừng chửi bới lung tung vì họ có camera quay những hành động của chúng ta đó

3) Nơi kiểm tra đồ đạc mang theo:

Miêu tả: sau khi bước ra ngoài đường bằng cửa khác từ phòng đó, chúng ta sẽ đi qua một cánh cửa nữa theo sự hướng dẫn của bảo vệ. Trong cánh cửa đó có máy kiểm tra đồ đạc mình mang theo và máy quét toàn diện người

Giấy tờ chuẩn bị: Phiếu hẹn phỏng vấn và Passport

Thực hiện: Chúng ta sẽ trình phiếu hẹn phỏng vấn và passport với bảo vệ tại đó. Sau khi đã xác định chính xác chúng ta thì sẽ cho vào cửa đó. Sau khi vào họ sẽ yêu cầu bỏ hết túi sách và những đồ bạn mang theo vào máy quét. Đồng thời bạn sẽ đi qua một máy quét để kiểm tra lại một lần nữa xem bạn có mang vật gì nguy hiểm và bằng kim loai không đồng hồ và dây nịch máy không báo hiêu nên vẫn mang đượC

Lưu ý: tại đây ai có điện thoại di động họ sẽ yêu cầu tắt máy và đưa cho họ giữ. Chúng ta không được mang điện thoại di động vào nơi phỏng vấn

Cảm giác của Tuấn: hơi sờ sợ vì lần đầu tiên đi mà

Mục đích: để họ xác nhận lại một lần nữa là chúng ta không gây nguy hiểm gì cho họ

Lời khuyên: bạn nên thành thật đưa hết những gì bạn có kể cả di động. Đừng giấu diếm bất cứ gì vì nếu phát hiện ra họ sẽ làm khó dễ bạn đó (máy quét của họ có thể phát hiện ra điện thoai di động bạn để trong người)

4) Nơi nộp giấy hẹn phỏng vấn, passport và DS, và I_20:

Miêu tả: Sau khi bạn đã được kiểm tra xong, bãn sẽ bước vào cánh cửa sau phòng kiểm tra đó. Ở đây lại có 2 sự lựa chọn: bên trái: nới dành cho phỏng vấn không di cư (du học, du lịch, công tác...) và bên phải là dành cho phỏng vấn di cư (đi theo diện đoàn tụ, nhập cư...). Vì Tuấn đi theo diện du học nên chỉ nói đến phần bên trái thôinha (tại bên phải Tuấn đâu có bít, chắc cũng tương tự vậy ^^). Sau khi quẹo trái bạn sẽ thấy ngay nhưng làn đường đi. Ở đầu mỗi làn đường đều có một bảng ghi giờ hẹn phỏng vấn

Giấy tờ chuẩn bị: Phiếu hẹn, Passport,DS va I_20

Thực hiện: Hãy quẹo trái và tìm đúng làn đường phù hợp với giờ hẹn của mình (lưu ý: bạn phải chọn đúng làn đường giờ hẹn của mình, nếu sai họ sẽ bắt xếp hàng lại và đợi rất lâu, có thể họ sẽ đuổi về đó). Ở cuối các làn đó có 3 cửa sổ được đánh thứ tự A,B,C (A, B nằm ở mặt trước, C nằm ở bên hông). Người ta sẽ nói cho bạn bít đường hẹn nào sẽ tới cửa sổ nào. Tới đó bạn sẽ nộp Giấy hẹn, Passport và DS. Họ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi đơn giản đẻ xác minh xem bạn có thật sự là người trong Passport và DS hok. Sau khi đã xác minh ong họ sẽ phát cho bạn một tờ giấy ghi số thứ (lưu ý phiếu hẹn, Passport, DS, I_20 họ sẽ giữ lại)

Cảm giác: cũng bình thường thôi ^^

Mục đích: Để họ dễ dàng quản lí, xác minh xem chúng ta có đúng là người trong DS và Passport không

Lời khuyên: bạn nên bình tĩnh và trả lời to, rõ và đầy đủ những thông tin họ hỏi

Bạn có thể đăng ký tham gia khóa học Lập kế hoạch du học tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn để có thể lập cho mình một kế hoạch du học hoàn thiện và học tập tốt hơn.

Video giới thiệu khóa học Lập kế hoạch du học - Academy.vn

5) Chỗ ngồi đợi phỏng vấn:

Miêu tả: nó nằm bên hông của 2 cửa sở A,B cùng mặt cửa sổ C. Ở đây sẽ có rất nhiều hàng ghế, bạn muốn ngồi đâu cũng được. Trên cao có một bảng để gọi số và cho bạn biết nơi bạn sẽ phỏng vấn (phòng nào? Ví dụ nó sẽ để là A580: 5 nghĩa là số A580 tới phòng số 5 để phỏng vấn) và nó cũng có đọc loa cho chúng ta bít (Ví dụ: Hiện nay chúng tô idang phục vũ số A580 tại phòng số 5)

Thực hiện: bạn cứ ngồi chờ cho đến khi tới mình.

Lưu ý: Vì số trên bảng nhảy không theo thứ tu nên bạn phải cẩn thận. Ví dụ đang số A510 nó có thể nhảy tới A560 rùi nhảy ngước lai vì vậy bạn hãy nhìn và nghe cho rõ

Cảm giác: Rất hồi hộp và hơi lo sợ nhưng điều quan trọng là Tuấn đã tự tin và bình tĩnh

Mục đích: chờ đợi tới số ta phỏng vấn

Lời khuyên: Bạn nên mang theo một quyển sách để đọc trong lúc chờ đợi phỏng vấn. Trong lúc chờ đợi phỏng vấn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lơi cho bạn lúc phỏng vấn. Theo Tuấn bạn nên ngồi ở phía đối diện của sổ C đúng ngồi ngay những phòng phỏng vấn vì họ sẽ thấy được những hành động của chúng ta và sẽ gây khó đễ khi đến phiên chúng ta phỏng vấn và như vậy cơ hội thành công của chúng ta sẽ ít hơn. Cho nên bạn nên ngồi ở mắt đối diện cửa sổ C để tránh sự quan sát của họ nhưng chỉ tránh được một phần thôi vì có thể họ đặt camera để theo dõi chúng ta và có những bảo vể thường xuyên đi qua đi lại để kiểm soát chúng ta.

6) Chỗ phỏng vấn:

Miêu tả: đó là những gian phòng nhỏ ở cùng bên với cửa sổ C và đối diện với những hàng ghế chờ. Có 7 phòng tất cả. Khi phỏng vấn chúng ta sẽ đứng và họ (gồm người phỏng vấn và người phiên dịch) sẽ ngồi. Chúng ta và họ sẽ ngăn cách nhau bởi một tấm kính và có một khe hở nhỏ để chúng ta đưa giấy tờ chứng minh

Thực hiện: Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh và bước đến phòng phỏng vấn. Đầu tiên ho sẽ yêu cầu chúng ta đưa hai ngón trỏ lên máy in vân tay để lấy dấu vân tay của chúng ta. Lưu ý là đưa theo thứ tự chứ hok phải tay nào cũng được đâu. Trước khi họ phỏng vấn hãy chào họ trước: Good ...,sir/madam đối với người phỏng vấn và em chào anh/chị đó với người phiên dịch. Khi phỏng vấn xong dù được hay không phải nói: "Thanks for your interview". Nếu đậu họ sẽ thu Passport, Ds, I_20và đưa phiếu hẹn 3h00 chiều mai lại lay Visa du hoc my

Lưu ý: Khi nói bạn phai đưa giấy tờ để chung minh những điều bạn nói là thật.

Cảm giác: rất lo và hồi hộp nhưng Tuấn đã thể hiện hết sức cho họ thấy mình mong muốn được đi du học đến chừng nào

Mục đích: họ mún nghe những điều chúng ta nói và những gì chúng ta đưa xem đó có phải là sự thật hay không. Nếu lấy được lòng tin cuả họ bạn sẽ thành công.

Lời khuyên: hãy thật bình tĩnh và tự tin. Hãy cố tươi cười, bình tinh và tỏ rõ cho họ thấy ở chúng ta có một niềm khao khát mãnh liệt là muốn được đi du học. Các câu hỏi họ sẽ xoay quanh các vấn đền chính sau: Bạn qua Mỹ để làm gì (lí do bạn qua Mỹ)? Tại sao bạn lại thích học ở Mỹ? Bạn biết gì về trường học của bạn ở My? Ba mẹ làm nghề gì? Họ có đủ thu nhập để cho bạn học lâu dài ở Mỹ không?... Hãy trả lời bằng tiếng Anh hạn chế nói bằng Tiếng Việt vì họ sẽ cho rằng bạn không đủ khả nặng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng anh hãy nói "Pardon me" và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho bạn nhưng nhất thiết bạn phải trải lời họ lại bằng tiếng anh. Trừ khi nào khó nói bằng tiếng Anh lắm, hoặc bạn cảm thấy nói bằng tiếng Viet không đủ để giải thích hết ý của bạn thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt "Sorry. Could I speak Vietnamese to answer this question/ this problem". Sau khi xong hãy kiểm tra thật kĩ xem bạn có bỏ xót gì không.

7) Ra về:

Miêu tả: có một cánh cửa phía sau chỗ các làn giờ hẹn phỏng vấn.

Thực hiện: Hãy bước ra cửa và đi

Lưu ý: khi bước ra cửa bạn chắc là không con bỏ wen gì cả vì ra rồi bạn sẽ không thể vào được nữa (cửa chỉ có một chiều xoay) và nhớ lấy lại điện thoại tại cửa kiểm soát nha

Cảm giác: cực kì vui sướng và nhẹ nhõm vì Tuấn đậu mà

Mục đích: chỉ cho chúng ta ra chứ không cho vào nữa

Lời khuyên: khi bước ra bạn nên về ngay, đừng goi điện cho ai hết vì có trường hợp họ đã mời vô phỏng vấn lại.

Cách nhìn mới về du học Mỹ tự túc

Hãy quên đi những định kiến cho rằng du học tự túc chỉ giành cho những teen VIP. Du học tự túc hoàn toàn có thể nằm trong tay bạn nếu bạn biết nắm bắt những thông tin và thực sự hiểu bản thân mình muốn gì?

1. Tại sao lại du học tự túc?: Có rất nhiều người cho rằng du học tự túc là cách chạy trốn của những teen giàu có không đỗ đại học. Thực tế, những điều này không đúng. Du học đến một nền giáo dục tiên tiến là ước mơ và nguyện vọng của rất nhiều học sinh sinh viên Việt Nam, nhưng cơ hội để chiếm lấy một suất học bổng là vô cùng khó khăn và gian khổ. Vì thế, du học tự túc là một con đường khác dành cho những ai có sức học vừa phải và chịu khó tiếp thu, tìm tòi con đường mới cho chính mình.

Trong bài viết này, những thông tin được cung cấp sẽ khái quát cho bạn một cái nhìn tổng quan về ngành giáo dục của Mỹ, đặc biệt là chương trình học cử nhân và chương trình học Luật, Y Dược (vì hai ngành này được đào tạo rất khác biệt so với nền giáo dục của Việt Nam).

2. Khái niệm college/university: Không thể dịch college là cao đẳng và university là đại học như bấy lâu chúng ta vẫn lầm tưởng. Thực tế, college và university ở Mỹ đều là đại học và đều cấp bằng cử nhân cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sự khác biệt chính là college chỉ đào tạo đến bậc cử nhân và thạc sĩ, trong khi đó university có thể bao gồm nhiều college trong đó và đào tạo từ bậc cử nhân đến tiến sĩ và sau tiến sĩ.

Ví dụ : Harvard University và Harvard College. Harvard college là một phần trực thuộc Harvard university giống như Harvard Law School và Harvard Business School.
3. Vậy ở Mỹ có đào tạo hệ cao đẳng hay không?: Câu trả lời là có. Đây là một hệ thống trường riêng biệt được chính quyền liên bang và chính phủ Mỹ thành lập để khuyến khích người dân và sinh viên quốc tế theo học. Hệ thống này được gọi là community college. Đây là hệ thống đào tạo và cấp bằng associate degree tương đương với bằng cao đẳng ở Việt Nam. Hệ thống này có ưu điểm như thế nào đối với du học sinh Việt Nam sẽ được giải thích trong một bài viết riêng về community college. Đặc biệt, community college hoàn toàn do chính phủ thành lập, do đó không có khái niệm community college tư thục.

4. Những trường đào tạo chuyên biệt: Đây chính là tên gọi chung của hệ thống đào tạo luật sư và y-bác sĩ. Sự khác biệt lớn nhất của hệ thống đào tạo này so với Việt Nam là bất cứ ai muốn học hai ngành này đều phải có một bằng cử nhân 4 năm do các college và university cấp. Bằng cử nhân đó không bắt buộc phải liên quan đến ngành y hay ngành luật. Với bằng cử nhân đó, ứng viên phải làm một bài thi với trình độ rất khó mới có thể được nhận vào học tại những trường này. Do đó, chương trình đào tạo luật sư và bác sĩ ở Mỹ thường kéo dài đến hơn 10 năm. Tuy nhiên, một khi đã trở thành sinh viên của hệ thống trường này, xem như bạn đã bước chân vào thế giới thượng lưu của xã hội Mỹ.

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, việc làm thêm khi chọn du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.