Hàng năm, có hơn 700.000 sinh viên (SV) quốc tế, gồm khoảng 15.000 SV Việt Nam, chọn du học tại Hoa Kỳ. Một trong những lý do giải thích cho sự lựa chọn này là chất lượng giáo dục của các trường Đại học (ĐH) Hoa Kỳ. Với số lượng hàng chục nghìn trường ĐH và Cao đẳng, việc đảm bảo chất lượng giáo dục ở Mỹ không thể dựa vào một cơ quan quản lý duy nhất nào mà dựa vào hệ thống các Hiệp hội kiểm định (HHKĐ) chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, bản thân mức độ tin cậy của các HHKĐ cũng là một điều đáng bàn vì có những HH chỉ do một số trường tư thục tự lập ra để tự công nhận lẫn nhau mà thôi.

Kiểm định là gì?

Kiểm định là một trong những cơ chế đánh giá và công nhận tiêu chuẩn chất lượng đối với các trường ĐH và các chương trình giáo dục bậc ĐH tại Hoa Kỳ. Kiểm định là một quá  trình tự nguyện và KHÔNG được điều hành và chịu trách nhiệm bởi một cơ quan chính phủ trung ương như tại phần lớn các nước khác trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang trong số 51 tiểu bang có một hệ thống quản lý cấp phép riêng dành cho các trường ĐH công lập và tư thục, và tiêu chuẩn đánh giá của từng tiểu bang là khác nhau. Một trường ĐH được cấp giấy phép hoạt động trong một tiểu bang không có nghĩa là đã được kiểm định chất lượng giáo dục.

Tại sao việc kiểm định quan trọng?

Nếu như trường ĐH bạn chọn theo học không được kiểm định chất lượng một cách hợp lệ, bằng cấp bạn nhận được từ trường ĐH đó có thể không được người sử dụng lao động, chính phủ, các hiệp hội chuyên nghiệp hay các trường ĐH khác công nhận. Bạn cũng có thể thấy rằng cấp độ học thuật của các chương trình này thấp hơn so với các chương trình của các trường được kiểm định. Việc được phép hoạt động là do nhà trường đáp ứng các yêu cầu về thành lập trường theo quy định từng tiểu bang như cơ sở vật chất, tính an toàn, tiền ký quỹ, thuế... Còn việc kiểm định (accreditation) lại liên quan đến chất lượng của các chương trình đào tạo (academic quality). Do vậy, theo các nhà giáo dục Mỹ, cần phân biệt giữa các trường được kiểm định (accredited universities) và các “lò” sản xuất bằng cấp (degree/diploma mills).

 

Bà Judith Eaton, Chủ tịch Hội đồng (HĐ) Kiểm định đại học (Council for Higher Education Accreditation – CHEA), bày tỏ sự quan ngại đối với các “lò” sản xuất bằng cấp này vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hệ thống ĐH Mỹ. Không chỉ bức xúc về hoạt động của các “lò” sản xuất văn bằng này, các nhà giáo dục Mỹ còn cảnh báo về các “lò” kiểm định "ma" (accreditation mills), không được thừa nhận.



Ở Mỹ, có hai cơ quan công nhận (accrediting agencies) các HHKĐ là Bộ Giáo dục liên bang (USDE) và Hội đồng Kiểm định ĐH (CHEA), trong đó USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ quan độc lập được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Một trường ĐH ở Mỹ được coi là tin cậy về chất lượng đào tạo nếu được một trong 6 HHKĐ vùng sau kiểm định: NCA, MSA, SACS, WACS, NWCCU và NEASC. 6 HHKĐ vùng này đều được công nhận bởi CHEA, và mỗi HH phụ trách một số bang nhất định, thuộc vùng đó.

 

Ví dụ, HHKĐ SACS (The Commission on Colleges of the Southern Association of Colleges and Schools) kiểm định các trường ĐH-CĐ thuộc bang Alabama, Florida, Georgia, Kentucky, Louisiana, Mississippi, North Carolina, South Carolina, Tennessee, Texas, Virginia. Chỉ có khoảng 4.000 trường ĐH ở Mỹ nằm trong hệ thống kiểm định vùng và khoảng 10.000 trường không được 6 HHKĐ vùng này chứng nhận chất lượng.

Được kiểm định có nghĩa là chất lượng được đảm bảo, có thể tiếp cận với ngân sách chính phủ (hỗ trợ tài chính và dự án nghiên cứu), SV của các trường được kiểm định có thể chuyển đổi lẫn nhau, và tạo được niềm tin nơi các nhà tuyển dụng. Như vậy, trường không được  kiểm định sẽ không liên thông với các trường được kiểm định và SV từ các trường không được kiểm định sẽ không có lợi thế khi tìm việc.

 

Với ý thức vấn đề này tuy cũ nhưng lại là hiểm họa mới, sắp tới các HHKĐ Mỹ sẽ tập trung vào việc nâng cao ý thức của công chúng về các “lò” sản xuất bằng cấp, siết chặt các quy định kể cả việc thông qua cơ quan lập pháp để trở thành luật, và tăng cường việc hợp tác với các nước để nhằm hạn chế các tác hại phát sinh từ các “lò” bằng cấp này.

Ngoài việc được HHKĐ vùng chứng nhận, mỗi chương trình đào tạo cấp bằng của trường ĐH thường phải được một tổ chức kiểm định chuyên ngành chứng nhận chất lượng chuyên môn. Chẳng hạn như, ACBSP (Association of Collegiate Business Schools and Programs) là tổ chức chứng nhận chất lượng các chương trình Kinh doanh, Kế toán, Tài chính… Ngoài ra, các ngành học khác như Điều dưỡng, Quản lí Nhà hàng – Khách sạn… cũng có những tổ chức kiểm định chuyên ngành riêng. Để được chứng nhận chất lượng, các trường ĐH thường phải vượt qua các thủ tục và qui trình kiểm định chặt chẽ, trong đó gồm: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, qui trình quản lý, chất lượng đầu ra, dịch vụ hỗ trợ cho SV…

 

Việc kiểm định để chứng nhận chất lượng được thực hiện theo định kỳ, đòi hỏi trường có sự cam kết, tự đánh giá, luôn phát triển và thực hiện cải tổ.

Để có thể tìm hiểu rõ hơn về ngành nghề và trường lớp tại các trường ĐH của Mỹ, hãy liên hệ với Hợp Điểm để được hỗ trợ hoàn toàn MIỄN PHÍ. Với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, tâm huyết và uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học và có mối quan hệ liên kết với nhiều trường uy tín và chất lượng cao tại khắp nước Mỹ, Việt Nam Hợp Điểm hi vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích và thực tế cho quí phụ huynh và các bạn HS-SV quan tâm về du học Mỹ.

Để biết thông tin chi tiết về chương trình trên và đăng kí tư vấn, vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỢP ĐIỂM

TP.HCM:
8E Lương Hữu Khánh, Q.1, TP.HCM
ĐT: (08) 39252602 – 39253183
26 Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM
ĐT : (08) 39304812 – 39304992
Email: [email protected]

Hà Nội:
18 Ngõ 30, Phố Tạ Quang Bửu, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT:  (04) 36231665
Email: [email protected]
Website: www.vietnamcentrepoint.edu.vn

>> Trường quốc tế, Trường đại học quốc tế

Những chủ đề đang được xem nhiều:

TIẾNG ANH - HỌC TIẾNG ANH - TRUNG TÂM ANH NGỮ

DU HỌC - HỌC BỔNG - HỌC BỔNG DU HỌC

ĐIỂM THI ĐẠI HỌC 2012 - DIEM THI DAI HOC

TUYỂN SINH - TƯ VẤN DU HỌC

Kênh Tuyển Sinh ( Theo Hợp Điểm)