TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - GIÁO DỤC

Dạy thêm, học thêm: Cấm để khỏi quản?

Chưa bao giờ, hệ thống văn bản quản lý dạy - học thêm lại được triển khai rầm rộ như hiện nay.

hoc them, day them, giay phep day them, giay phep, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, kenh tuyen sinh, tuyen sinh 2013, gia dinh

 

Lớp học thêm dưới mái hiên của bà giáo già nghỉ hưu ở đường Đỗ Đức Dục (Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: L.M.



Theo một số lãnh đạo các Sở GD&ĐT, quản lý dạy thêm không xuất phát từ quyền lợi giáo viên nên tuyệt đối không cấp phép.

Bỏ trường dạy trung tâm

Một buổi sáng, trong con ngõ nhỏ ở đường Đỗ Đức Dục (Từ Liêm, Hà Nội), một nhóm khoảng 20 học sinh lớp 2 đang học thêm môn Toán và Tiếng Việt. Dưới mái hiên ngôi nhà cấp 4 có 4 bàn học. Bà giáo già vừa quản học sinh, vừa ê a đọc cho các cháu chép. Chị Hạnh, phụ huynh một học sinh đang học ở đây cho biết, các cháu đến từ nhiều trường tiểu học khác nhau. Vì cô chủ nhiệm không được phép dạy ở trường nên gia đình cho con theo học thêm ở lớp của bà giáo nghỉ hưu này với giá tiền 40.000đ/cháu/buổi. Thường thì chiều thứ Bảy, các cháu học Toán và Tiếng Việt, Chủ nhật học Anh văn. Một số cháu khác cùng lớp con trai chị Hạnh thì đến học thêm tại trung tâm gia sư trên đường Lê Văn Lương vì cô giáo chủ nhiệm lớp cháu đang dạy thêm môn Toán tại trung tâm này.

Theo một số phụ huynh, hiện tượng trên không phải hiếm vì có những giáo viên đã đăng kí dạy thêm ở các trung tâm trước khi có văn bản cấm dạy thêm trên toàn TP Hà Nội. Học sinh của họ, cháu thì tìm gia sư học thêm, cháu thì học ở các nhà giáo nghỉ hưu. Thậm chí, có cháu lại cất công đến tận trung tâm, nơi cô chủ nhiệm đang dạy để học thêm.

Bà L.P (xin giấu tên), Hiệu trưởng Trường tiểu học T.Q.T (quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, giáo viên ở nông thôn, nếu bị cấm dạy thêm thì ở nhà nuôi lợn, trồng rau. Còn giáo viên ở thành phố, đất chật người đông, biết làm gì được. Có giáo viên đã tâm sự: “Hồi trước, em có kèm thêm cho một số học sinh học lực yếu nhưng giờ em nghỉ luôn cho khỏe, nhức đầu lắm.  Chúng em cũng phải soạn bài, phải bỏ công sức, phải chịu trách nhiệm nặng nề nếu các cháu hư nhưng việc làm ấy không được trân trọng. Thậm chí, đôi khi còn có đoàn thanh kiểm tra, ập vào lớp bắt chúng em như bắt trộm, bẽ bàng lắm ạ”.

Bà Nguyễn Thị Hòa, nguyên Phó hiệu trưởng Trường tiểu học An Ninh (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) chia sẻ, việc loạn thu do dạy thêm chủ yếu xảy ra ở các thành phố lớn. Tại Trường tiểu học An Ninh, học sinh có học lực khá giỏi đều được tách riêng ra một lớp để bồi dưỡng học sinh giỏi. Còn lại là học sinh có học lực trung bình và yếu kém, hầu hết phụ huynh đều yêu cầu dạy thêm cho con họ, nếu không các cháu sẽ không bắt kịp lực học với các bạn. Như vậy, nếu cấm toàn bộ việc dạy thêm ở trường, các cháu làm sao bổ sung kiến thức? Như vậy, việc cấm một cách “cào bằng” như trên sẽ không hợp lý vì nhu cầu thực sự vẫn có người cần dạy thêm cho con họ.

Quyết không cấp phép

Cũng theo bà Nguyễn Thị Hòa, hiện Trường tiểu học An Ninh có 10/33 giáo viên có mức lương chưa đến 3 triệu đồng/tháng. Có người dạy hợp đồng hơn 10 năm mới được vào biên chế với mức lương chưa đến 2,5 triệu đồng/tháng. Mỗi buổi dạy thêm, giáo viên ở đây dạy từ 7h30 - 11h nhưng mức thu chỉ là 6.000 đồng/học sinh. Mỗi lớp 20 học sinh, giáo viên mới thu được 120.000 đồng/buổi. Chị Hòa nói: “Một tháng với 4 buổi dạy, giáo viên chỉ thu được 600.000 đồng thì lấy đâu ra mà loạn thu do dạy thêm? Trong khi đó, ở thành phố lớn, học sinh chỉ học 2 tiếng đồng hồ đã mất 100.000 đồng. Như vậy, Bộ và các Sở GD&ĐT nên nghiên cứu phương án gì để quản lý việc dạy - học thêm, sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh học sinh nhưng không để xảy ra tình trạng loạn dạy thêm”.

Bà Nguyễn Thúy Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, vì trường không có điều kiện dạy thêm nên các học sinh thường lập nhóm rồi mời thầy cô dạy. Tuy nhiên, theo quy định mới, giáo viên hưởng lương ngân sách Nhà nước không được đứng ra tổ chức dạy thêm mà chỉ được làm việc này tại các cơ sở do tổ chức, cá nhân khác đứng ra xin cấp phép hoạt động thì rất khó cho các thầy cô. Trong khi đó, trường có đến hàng chục giáo viên có mức lương khoảng 3 triệu đồng/tháng, nếu không cho dạy thêm, họ làm sao đủ sống?

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội) đặt vấn đề, giáo viên có thể tham gia dạy thêm ở các trung tâm ngoài nhà trường và ở đó có học sinh chính khóa của họ thì việc quản lý sẽ ra sao?
Một số giáo viên đặt câu hỏi, tại sao họ không có quyền kiếm tiền bằng nghề của mình? Bác sĩ có thể mở phòng mạch, trong khi việc dạy thêm của họ không gây hại cho xã hội, không gây mất trật tự, không phạm pháp thì lại bị cấm? Giáo viên phải đảm bảo về mặt bằng cấp, chất lượng giảng dạy. Ai làm sai, không đúng lương tâm thì phải chịu trách nhiệm, cơ quản quản lý không nên cấm “cào bằng” như vậy.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, dự thảo quy định dạy-học thêm đang hoàn thiện để sớm ban hành. Trên cơ sở quản lý dạy thêm phục vụ nhu cầu học sinh, không xuất phát từ quyền lợi giáo viên nên tuyệt đối không cấp phép. Tại TPHCM, trước đó, Sở GD&ĐT thành phố cũng có văn bản cấm dạy thêm với học sinh tiểu học 2 buổi/ngày. Giáo viên chỉ được dạy thêm với học sinh tiểu học trong các trường hợp bồi dưỡng thêm một số môn nghệ thuật, kỹ năng sống.

 

Xem thêm: Bi hài chuyện cấm dạy thêm

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Giadinh