Sự kiện: Du học, du học Thuỵ Sĩ

Khí hậu và các mùa

Sự đa dạng của Thụy Sĩ được phản ánh trong khí hậu, bất chấp diện tích nhỏ bé. Dãy Alps là một yếu tố quan trọng ở đây, như là một tấm chắn, bởi vậy thời tiết ở miền bắc thường khác biệt so với thời tiết miền nam. Có thể nhận thấy mùa đông ở miền nam dịu hơn ở miền bắc. Thêm vào đó lượng mưa cũng rất khác biệt.

 

du hoc, du hoc thuy si, thu tuc du hoc, hoc bong du hoc, visa du hoc

Hình minh hoạ, chủ đề du học Thuỵ Sĩ

Về mặt khí hậu Thụy Sĩ nằm trong một vùng chuyển tiếp. Ở phía tây có ảnh hưởng mạnh của Đại Tây Dương. Gió mang rất nhiều ẩm vào Thụy Sĩ và gây mưa. Ở phía đông, khí hậu chủ yếu là lục địa, với nhiệt độ thấp hơn và ít mưa hơn. Mặt khác, dãy Alps - chạy từ đông sang tây – có tác động như một dải ngăn cách khí hậu. Phía nam dãy Alps, khí hậu chủ yếu là khí hậu Địa Trung Hải, với nhiệt độ cao và cũng nhiều mưa.

 

Các mùa tại Thuỵ Sĩ:

Các mùa được phân chia khá rõ ràng. Mùa xuân (tháng 3 đến 5) cây cối ra hoa và đồng cỏ xanh trở nên xanh tươi. Mùa hè nhiệt độ tăng lên tới 25-30 độ C (77-86 độ Fahrenheit). Mùa thu (tháng 9 đến 11) hoa quả chín, sau đó lá cây chuyển sang màu nâu và rụng xuống. Mùa đông phong cảnh thay đổi hoàn toàn bởi tuyết trắng bao phủ khắp nơi.

 

Nói chung, mùa xuân ẩm và mát mẻ, tháng 4 nổi tiếng về sự thay đổi nhanh chóng và thường xuyên của các điều kiện thời tiết. Mùa hè ấm và khô với nhiệt độ tối đa lên tới 35°C (95°F). Nhiệt độ phụ thuộc chủ yếu vào độ cao, mức zero (0°C or 32°F) có thể có ở độ cao 4000 m trên mực nước biển (13125 feet). Mùa thu thường khô, nhưng mát. Nhiệt độ sẽ hạ xuống nhiều vào tháng 9 hoặc 10, với mức zero ở độ cao khoảng 2000 m trên mực nước biển (6560 feet). Mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ có thể xuống dưới 0°C ở khắp nơi trên đất Thụy Sĩ, đặc biệt vào ban đêm. Trong dãy Alps, thường có rất nhiều tuyết, nhưng thậm chí ở các độ cao thấp hơn, thỉnh thoảng vẫn có tuyết rơi dầy cả foot (đơn vị đo chiều dài Anh bằng 0,3048 m).

 

Video giới thiệu về vẻ đẹp đất nước thuỵ Sĩ

 

Ba vùng địa lý

 

Vùng cao nguyên Thụy Sĩ  (Plateau hay Middle)

Vùng Plateau trải dài từ hồ Geneva ở miền tây nam tới hồ Constance ở miền đông bắc, với độ cao trên mặt nước biển trung bình là 580 m (1902 ft).

Vùng này chiếm khoảng 30% diện tích bề mặt của quốc gia, nhưng là nhà của hai phần ba dân số. Có 450 người trên mỗi km vuông. Ít có khu vực nào ở Châu Âu có mật độ dân số cao hơn.

Hầu hết các ngành công nghiệp và đất chăn nuôi, trồng trọt của Thụy Sĩ được tập trung ở vùng Plateau.

 

Vùng Jura

Jura là một dãy núi đá vôi kéo dài từ hồ Geneva lên phía bắc tới sông Rhine, chiếm khoảng hơn 10% diện tích bề mặt của Thụy Sĩ. Nằm ở độ cao trên mực nước biển trung bình là 700 m (2300 ft), đây là cao một cao nguyên đẹp như tranh với các thung lũng và những dòng sông.

Vô số hóa thạch và các dấu vết khủng long đã được tìm thấy trong vùng Jura, nơi được lấy tên đặt  cho thời kỳ kỷ Jura. Các khối đá của Jura đã được hình thành trong thời gian từ 208 triệu đến 144 triệu năm trước. Các khối đá thời kỳ kỷ Jura được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng vùng Jura là nơi đầu tiên được nghiên cứu, vào cuối thế kỷ 18.

 

Vùng Alps

Dãy Alps kéo dài khoảng 200 km (125 dặm), với độ cao trên mực nước biển trung bình 1700 m (5576 ft), và bao phủ gần hai phần ba tổng diện tích bề mặt của Thụy Sĩ. Đường tuyết (độ cao có tuyết) bắt đầu từ 2.500 m (8.200 ft). Có 48 ngọn núi có độ cao từ 4.000 m (13.120 ft) trở lên và khoảng 1.800 sông băng.

Dãy núi cao nhất ở Thụy Sĩ là Dufourspitze tại bang Valais, cao 4634 m (15203 ft).

Dãy Alps cung cấp các hình thức giải trí và thư giãn cho người dân thành phố. Các đường sắt trên núi đã được xây dựng, cũng như các trung tâm thể thao, các khách sạn và các nhà nghỉ. 60% du lịch được tập trung trong dãy Alps và vùng chân núi, cung cấp công việc trong vùng núi, nhưng cũng gây ra các vấn đề sinh thái. 75% du khách đến đây bằng xe ô tô riêng.

 

Địa lý Thuỵ Sĩ

Thụy Sĩ có 6% trự lượng nước ngọt của Châu Âu. Sông Rhine, Rhone và Inn đều bắt nguồn từ đây, mặc dù dòng chảy hướng về ba biển khác nhau: sông Rhein với các nhánh Aare và Thur đổ 67,7% lượng nước vào Biển Bắc. Sông Rhone và Ticino chảy 18% vào biển Địa Trung Hải. Sông Inn chảy 4,4% vào Biển Đen.

Thác Rhine, một vài km xuôi dòng từ Schaffhausen, là thác nước lớn nhất Châu Âu, rộng 150 m (450 ft) và cao 25 m (80 ft).

Thêm vào đó, Thụy sĩ có trên 1.500 hồ. Hai hồ lớn nhất, hồ Geneva và Constance, nằm trên biên giới. Hồ Geneva được chung với Pháp, và hồ Constance với Đức và Áo. Hồ Geneva, nằm trên dòng chảy của sông Rhone, là hồ nước ngọt lớn nhất ở trung tâm Châu Âu.

Hồ lớn nhất nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Thụy Sĩ là hồ Neuchâtel với diện tích 218.4 km vuông (84.3 dặm vuông). Tuy nhiên, có lẽ hồ nổi tiếng nhất là hồ Lucerne ở trung tâm Thụy Sĩ (113.7 km vuông/ 44 dặm vuông).

Ngoài ra, cũng có nhiều hồ đập nước, chủ yếu để dẫn động tua-bin các nhà máy thủy điện.

Du học, du học Thuỵ Sĩ, học bổng du học, thủ tục du học Thuỵ Sĩ

Kênh Tuyển Sinh (nguồn Công ty Cầu Xanh)