TRƯỜNG QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - GIÁO DỤC

>> Đại học trực tuyến phát triển mạnh ở các nước Châu Á

Nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới như Stanford, Harvard và MIT đang cung cấp nhiều khóa học trực tuyến miễn phí, song các chuyên gia tuyển dụng tin rằng, chứng chỉ từ khóa học kiểu này không giúp ích nhiều cho ứng viên xin việc.

Chứng chỉ trực tuyến chỉ "làm đẹp" CV

Justin Thomsen vừa kết thúc năm đầu trong chương trình đào tạo thạc sĩ triết học tại Đại học California (Mỹ) và bắt đầu suy ngẫm về tương lai của mình. “Không có nhiều việc cho triết gia”, anh nói. Thomsen nghĩ mình cần phải có kỹ năng lập trình máy tính để có thể tìm được việc làm tại nơi chú trọng công nghệ như nơi đang sống.

 

Học trực tuyến, khóa học trực tuyến, học Online, chương trình học Online

Intel và Dell sẽ không tuyển dụng những người chỉ có chứng chỉ trực tuyến

Thay vì chuyển sang chương trình thạc sĩ khác, anh đăng ký tại Udacity, website do Giáo sư Sebastian Thrun và hai đồng nghiệp tại Đại học Stanford sáng lập, cho phép sinh viên học trực tuyến miễn phí. Các trường đại học ưu tú, dẫn đầu là Stanford, Harvard và MIT đang tận dụng Internet để đưa các chuyên gia tới lượng khán giả rộng hơn. Phần lớn cung cấp khóa học miễn phí hay chương trình cấp chứng chỉ học phí thấp hơn nhiều khi học tại trường.

Những sinh viên sắp phải đối mặt với thị trường lao động khắc nghiệt và phải gánh các khoản nợ đặt ra câu hỏi thực tế: Liệu những khóa học này có giúp họ có được một công việc? Câu trả lời không phải là điều mà nhiều sinh viên muốn nghe. Các công ty như Intel và Dell cho biết có lẽ sẽ không tuyển dụng người có chứng chỉ trực tuyến. Gail Dundas, phát ngôn viên của Intel trả lời tạp chí BusinessWeek trong email: “Intel tập trung vào các ứng viên có trình độ truyền thống”.

Trong khi đó, Lisa Soto Hegner – nhà tuyển dụng của Dell lại cho rằng một chứng chỉ có thể “ngọt ngào hóa” một lí lịch ứng viên, song chỉ dành cho những ai đã có trong tay bằng cấp chính quy sau 4 năm học đại học hoặc hơn. Theo Jeff Luccesi, Phó Chủ tịch của Taos Mountain – công ty cung cấp nhân viên ngắn hạn cho các hãng công nghệ, Apple và Facebook cũng muốn tuyển ứng viên có bằng đại học hơn.

"Dân chủ hóa" giáo dục bậc cao nhờ lớp học trực tuyến

Harvard và MIT hình thành liên minh phi lợi nhuận hồi tháng 5/2012 để cung cấp các khóa học trực tuyến do các khoa của hai trường giảng dạy và cấp chứng chỉ. Mỗi trường quyên góp 30 triệu USD làm quỹ dự án có tên edX. Đại học California gia nhập sáng kiến này vào tháng 7/2012. Các khóa học ngày càng chứng tỏ được sức hút. Khóa học MITx về điện tử và mạch điện tiên phong của MIT đã thu hút được 150.000 sinh viên khắp thế giới đăng ký, gấp 265 lần số sinh viên ngồi tại giảng đường lớn nhất trường.

Stanford còn hợp tác với tổ chức lợi nhuận Coursera do Giáo sư Andrew Ng và Daphne Koller sáng lập vừa ra mắt tháng 3. Coursera liên kết với Princeton, Đại học Michigan và Đại học Pennsylvania cung cấp hàng tá các lớp học từ lý thuyết game tới âm nhạc thế giới.

EdX và Coursera được lập ra để “dân chủ hóa” các chương trình đào tạo bậc cao, giúp những người không đủ tiền bạc theo học tiếp cận được các môn học từ những trường danh giá nhất thế giới. Chúng không được tạo ra cho những người như Karina Saeed, bà mẹ 27 tuổi đã bỏ ra 19.000 USD để hoàn thành khóa học kế toán trực tuyến của nhà cung cấp dịch vụ đào tạo DeVry.

Saeed cảm thấy thất vọng khi biết lớp học trực tuyến từ Harvard và MIT không giúp cô “ghi điểm” hay hoàn thành chương trình học. Tuy vậy, cô vẫn đăng kí học tại edX và hi vọng chứng chỉ từ edX sẽ giúp mình thăng tiến tại nơi làm việc. Saeed chia sẻ: “Điều làm tôi chú ý là MIT và Harvard. Nếu hoàn thành khóa học hay chứng chỉ, tôi sẽ viết thêm hai cái tên này vào sơ yếu lí lịch của mình”.

Một lí do tại sao các lớp học trực tuyến sẽ không thể thay thế chương trình học truyền thống một sớm một chiều là vì thiếu đi sự hỗ trợ vô cùng cần thiết của người giảng dạy. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa edX hay Coursera không phải không có khả năng thay đổi bộ mặt của giáo dục bậc cao. Rob Rutenbar – Trưởng phòng khoa học máy tính Đại học Illinois nhận định: “Ý tưởng có thể đưa video về các môn học lên đám mây, cho hàng triệu người tải về, sử dụng công nghệ tinh vi để dạy học là điều tuyệt vời. Chúng ta không biết nó sẽ đi được tới đâu, nhưng chắc chắn sẽ không biến mất”.

hững tin tức được quan tâm nhiều nhất:

Du học anh, Du học Mỹ, tuyển sinh, tuyển sinh 2013, trường quốc tế, cao đẳng quốc tế, điểm thi đại học 2013, diem thi dai hoc, tieng anh, học tiếng anh

Kênh Tuyển Sinh