Tin liên quan

>> Những lớp học độc nhất Việt Nam

>> Đến trường trên lưng mẹ

>> Lớp học đặc biệt ở Khe Sanh

Học sinh đến trường bằng bè kéo dây

Để đến trường, 76 em học sinh ở Trường TH Sơn Ba (Quảng Ngãi) ngày nào cũng phải đánh cược tính mạng của mình với “hà bá” để vượt qua sông Re bằng bè kéo dây thừng.

Nằm sát bên con sông Re và cách thành phố Quảng Ngãi chừng 100km, Trường TH Sơn Ba có 430 em học sinh, trong đó có 220 em (có 19 em ở nội trú, các em học sinh ở đây chủ yếu là người dân tộc Hrê) học tại điểm trường chính, 210 em học tại 7 điểm trường lẻ.

Ngoài 76 em học sinh và 12 giáo viên thường xuyên phải vượt sông Re, Trường TH Sơn Ba còn có 65 em học sinh khác phải vượt qua suối mới có thể đến lớp được.

hoc sinh, hoc sinh di hoc bang be, vuot song den truong, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, bao giao duc, hoc sinh vung sau vung xa, hoc sinh ngheo, truong vung sau vung xa, ao phao

 

Để đến được trường, các em học sinh Trường TH Sơn Ba phải đánh cược tính mạng của mình với "hà bá" trên những chiếc bè như này.


Toàn trường có 22 lớp, trong đó có 12 lớp tại các điểm trường lẻ. Các điểm trường lẻ chỉ có 1 đến 2 phòng học nên có điểm trường chỉ đến lớp 2 thì các em đã phải chuyển điểm trường, còn thông thường đến lớp 4 các em mới phải qua điểm trường chính để học.

Chính vì chưa có cầu qua sông nên việc đến lớp của giáo viên và học sinh nơi đây gặp muôn vàn khó khăn. Mỗi tháng, gia đình một học sinh phải nộp 2 ang lúa (tương đương 60.000 đồng) để trả tiền bè đến trường. Trong khi đó, nước lũ trên sông dâng cao, người kéo bè không dám vượt sông thì học sinh nghỉ học hàng loạt nên lớp học không có nổi 1-2 học sinh.

Thầy Cương chia sẻ rằng, “Không những nơm nớp lo âu về tính mạng của mình mà còn phải lo vì chương trình giảng dạy thường bị chậm nên Ban Giám hiệu phải lên kế hoạch dạy bù”.

Về việc đảm bảo an toàn cho học sinh mỗi ngày đến lớp, thầy Cương nói “Để tránh những trường hợp xấu xảy ra nên nhà trường thường xuyên nhắc nhở cán bộ giáo viên và học sinh trong các buổi họp hội đồng sư phạm và các buổi chào cờ để cẩn thận hơn trong quá trình vượt sông.

Nhờ có phương án phòng chống lụt bão cấp trường nên tại Sơn Ba chưa có học sinh nào bị đuối nước. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, vào mùa mưa lũ, Ban Giám hiệu nhà trường phân công cán bộ giáo viên tại 3 bến đò để tổ chức đưa đón học sinh qua sông. Nếu trường hợp nước sông qua lớn thì cho các em ở lại trường, mua mì tôm cho các em chống đói”.

hoc sinh, hoc sinh di hoc bang be, vuot song den truong, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, bao giao duc, hoc sinh vung sau vung xa, hoc sinh ngheo, truong vung sau vung xa, ao phao

 

Những chiếc cặp phao nhận được sẽ giúp các em an tâm mỗi khi đến trường.


“Gần chục năm nay mong muốn của tôi cũng như tuyệt đại đa số người dân mơ ước có một cây cầu, nó không chỉ phục vụ việc đi lại cho người dân, cho sự an toàn của các em học sinh mà còn giảm bớt lo âu cho Ban Giám hiệu mỗi khi mùa mưa đến” – Thầy Cương chia sẻ về ước muốn có một cây cầu qua sông Re.

Sơn Ba là một xã miền núi xa nhất của huyện Sơn Hà, dân cư phân bố thưa thớt, địa hình đồi núi, sông suối chia cắt phức tạp, giao thông trắc trở, nhất là mùa mưa lũ. Sơn Ba còn là một xã rất nghèo về kinh tế, nạn đi học giã gạo của học sinh còn nhiều, chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Một số cán bộ. nhân dân chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục. Nhiều gia đình vẫn xem nhẹ việc học tập của con cái mình.
Thôn Gò Da nằm cách trung tâm xã Sơn Ba khoảng 4 tiếng đồng hồ đi bộ, đường đi chỉ toàn leo núi, có đoạn dốc cao và dài hàng cây số. Dân cư thưa thớt với 38 hộ gia đình, 123 nhân khẩu, nguồn thu nhập chủ yếu bằng nghề phát rẫy làm nương, lương thực, thực phẩm tự cung tự cấp, cuộc sống khốn khó nghèo nàn lạc hậu.


Ban Giám hiệu nhà trường đang rất cần những tấm lòng nhân ái của các nhà hảo tâm "góp gạo nuôi trò" để các em có đủ cơm ăn và an tâm học hành.

 

>> Thầy giáo cõng học sinh qua suối đến trường

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh (Giaoduc)