Học phí các trường Đại học - Cao đẳng

Hiện các trường đại học có nhiều mức học phí khác nhau. Mức học phí có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường công lập và ngoài công lập.

Theo quy định, các trường ngoài công lập được phép tự quyết định mức học phí nhưng phải thông báo mức thu cho từng năm hoặc cả khóa và phải công khai tài chính trên website. Trong khi đó, các trường công lập thu học phí theo khung quy định nhưng không phải công khai mức học phí.

Tuy nhiên, chỉ riêng khối các trường công lập, mức học phí cũng có sự chênh lệnh đáng kể. Vì vậy, thí sinh cần tìm hiểu thật kỹ mức học phí ở các trường phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

Công lập: học phí theo nhóm ngành

Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Theo đó, mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà từ năm học 2013-2014, cụ thể: khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản (nhóm 1) 4,85 triệu đồng/năm; khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch (nhóm 2) 5,65 triệu đồng/năm; y dược (nhóm 3) 6,85 triệu đồng/năm.

Cũng theo quy định này, mức trần học phí sẽ tăng từng năm ở từng nhóm ngành tương ứng đến năm học 2014-2015, theo đó các ngành thuộc nhóm 1 tăng thêm 650.000 đồng/năm, nhóm 2 tăng 850.000 đồng/năm và nhóm 3 tăng 1,15 triệu đồng/năm.

Hiện nay, hầu hết các trường tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Việc đóng học phí hiện theo số tín chỉ đăng ký thực học của sinh viên. Mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó, theo nguyên tắc đảm bảo không vượt quá mức trần học phí quy định. Riêng các trường có đào tạo các ngành khối sư phạm sẽ miễn 100% học phí cho sinh viên theo học khối sư phạm.

Học phí đào tạo theo tín chỉ: mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ = tổng học phí toàn khóa/ (chia cho) tổng số tín chỉ toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/ tháng x 10 tháng x số năm học.

Mức trần học phí đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng từ năm học này đến năm học 2014 - 2015 được xác định theo hệ số điều chỉnh như sau: đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, mức trần học phí được xác định theo hệ số so với đại học. Cụ thể, trung cấp chuyên nghiệp mức trần học phí bằng 0,7 mức trần học phí đại học; cao đẳng là 0,8.

Mức trần học phí đối với trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập quy định như sau:

TÊN MÃ NGHỀ

Năm 2013

Năm 2014

TCN

CĐN

TCN

CĐN

1. Báo chí và thông tin; pháp luật

240

260

250

280

2. Toán và thống kê

250

270

270

290

3. Nhân văn: khoa học xã hội và hành vi; kinh doanh và quản lý; dịch vụ xã hội

260

290

280

300

4. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

300

350

310

360

5. Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

330

360

350

380

6. Nghệ thuật

370

410

400

430

7. Sức khỏe

380

420

400

440

8. Thú y

410

440

430

470

9. Khoa học sự sống; sản xuất và chế biến

420

460

440

480

10. An ninh, quốc phòng

450

490

480

520

11. Máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật

480

530

510

560

12. Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; môi trường và bảo vệ môi trường

490

540

520

570

13. Khoa học tự nhiên

500

550

530

580

14. Khác

520

570

550

600

15. Dịch vụ vận tải

570

630

600

670

Đơn vị tính: nghìn đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

Trường công tự chủ tài chính: học phí cao

Trong khối các trường ĐH công lập còn có loại hình trường công tự chủ tài chính. Đây là những trường không được Nhà nước hỗ trợ về tài chính như các trường ĐH công lập khác. Trường công tự chủ tài chính được quyền tự định mức học phí của trường mà không cần công khai trước. Theo lãnh đạo các trường này, khoản thu học phí trường dùng để chi trả thù lao giảng dạy, quản lý hành chính, mua sắm vật tư thiết bị, máy móc thực hành... Từ các khoản này trường cân đối thu chi để đưa ra mức học phí khóa mới.

So với các trường ĐH công lập khác, Trường ĐH Tôn Đức Thắng là một trong những trường có mức học phí “đỉnh” nhất hiện nay. Học phí bậc ĐH, CĐ khoảng 6 triệu đồng/ học kỳ I (tạm thu). Như vậy nếu tính thời gian 5 tháng/học kỳ, sinh viên của trường này phải nộp 1,2 triệu đồng/tháng. Theo đại diện phòng tài chính nhà trường, học phí cả bậc ĐH, CĐ là 220.000 đồng/tín chỉ lý thuyết và thực hành là 370.000 đồng/tín chỉ. Mức học phí cao nhất khoảng 8,8-10,5 triệu đồng/năm (tùy ngành). Bên cạnh đó, trường còn thu phí kiểm tra đầu vào TOEIC 230.000 đồng/sinh viên (11 USD).

Trong khi đó, cũng là trường tự chủ tài chính,Trường ĐH Tài chính - marketing TP.HCM có mức thu học phí thấp hơn, bậc ĐH 3 triệu đồng/học kỳ (mức đóng cả năm 5,5 triệu đồng/sinh viên), bậc CĐ 3 triệu đồng/học kỳ (mức đóng cả năm 5 triệu đồng/sinh viên). Tương tự, Trường ĐH Mở TP.HCM thu học phí học kỳ I năm học 2011-2012 ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là 3.840.000 đồng/năm học.

Ngoài ra, sinh viên một số trường phải nộp nhiều khoản thu lẽ ra đã nằm trong học phí. Cụ thể, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM thu học phí theo tín chỉ bậc ĐH 150.000 đồng/tín chỉ lý thuyết, 200.000 đồng/tín chỉ thực hành. Học phí này không bao gồm học phí môn giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất. Ngoài học phí phải đóng như các trường ĐH công lập khác, tân sinh viên trường này phải đóng thêm hàng loạt lệ phí khác: kiểm tra Anh văn đầu vào 50.000 đồng; thư viện 100.000 đồng/khóa; bảo hiểm y tế 265.000 đồng/năm; sổ tay sinh viên, niên giám đào tạo 100.000 đồng; đồng phục các loại giá hàng trăm ngàn đồng...

Bên cạnh đó, có một số trường công lập đào tạo chương trình tiên tiến, chất lượng cao, liên kết quốc tế… có mức học phí cao hơn mức trần học phí theo quy định của Chính phủ. Tại Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) sinh viên học chương trình do nhà trường cấp bằng học phí khoảng 39 triệu đồng/năm. Học phí của cả khóa học 4 năm là 6.000 USD, trung bình học phí mỗi năm học khoảng 1.500 USD. Thông thường, mỗi học kỳ, sinh viên học từ 4- 6 môn học, mỗi môn học từ 3-4 tín chỉ. Số môn học có thể nhiều hơn nếu sinh viên đăng ký học thêm, hoặc học lại môn đã học nhưng thi không đạt ở các học kỳ trước. Vì vậy học phí thực tế mỗi học kỳ còn tùy thuộc vào tổng số tín chỉ của các môn học mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó. Mức học phí: các môn chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh: 49 USD/tín chỉ, các môn Anh văn: 20 USD/tín chỉ; các chương trình liên kết học phí giai đoạn 1 tại VN khoảng 54 triệu đồng/năm. Do sinh viên các chương trình liên kết này có thời gian học ở cơ sở đào tạo của trường từ 1- 2 năm, nên học phí ở giai đoạn này được tính: các môn chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh: 79 USD/tín chỉ, các môn Anh văn: 20 USD/tín chỉ (thu học phí bằng tiền VND theo tỉ giá ngân hàng).


Bạn có biết:

Học phí đại học sẽ tăng gấp 3 lần?

Học phí các trường Đại học Cao đẳng ngoài công lập

 

 

Tin bài gốc: Tuoitre

Kenhtuyensinh

Theo: Tuoitre