1. Quy chế thay đổi

Đây được xem như vấn đề đau đầu nhất đối với quý phụ huynh có con tham dự kì thi THPT năm nay khi hai kì thi được nhập lại thành một. Không ít phụ huynh cho rằng: “Ban đầu cô/chú nghĩ việc này sẽ tiết kiệm thời gian cho con mình cũng như các thầy cô. Nhưng bây giờ lại thấy hoang mang quá, vì không biết tiếp theo sẽ phải làm gì dù theo cháu rất sát.” – một phụ huynh giấu tên chia sẻ.

2. Điểm bảo đảm chất lượng (điểm sàn)

Ở thời điểm hiện tại, dù điểm thi THPT đã được công bố, tuy nhiên điểm đảm bảo chất lượng (điểm sàn) mới là điều khiến các bạn thí sinh lo lắng hơn cả. Với thực trạng đề thi tuyển năm nay khó hơn đề thi tốt nghiệp nhưng dễ hơn đề thi đại học những năm trước, dẫn đến việc điểm tuyển sinh 2015 về mặt bằng chung là tăng đều nhưng để có một chỗ ngồi chắc chắn tại trường đại học lại là câu chuyện rất khó nói!

3. Chỉ tiêu tuyển sinh

Tâm điểm mùa tuyển sinh năm nay chính là việc nộp hồ sơ và rút hồ sơ ứng tuyển. Nhiều người cho rằng 4 phiếu xét tuyển nguyện vọng sẽ là giải pháp hay khi cơ hội được mở ra cho các thí sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, theo nhận xét của anh Trần Từ Duy – Trưởng ban Hướng nghiệp và Việc làm ĐHQG.HCM: “Có nhiều bạn trẻ ỷ y vào điều này nhưng quên mất mỗi phiếu chỉ sử dụng được một lần. Cứ một lần bạn nộp hồ sơ, sau đó rút ra là đã đánh mất cơ hội của mình. Vì vậy phải thật sự cân nhắc khi đặt bút đăng kí.”

Gọi tên 6 nổi hoang mang mùa tuyển sinh 2018 - Ảnh 1

4. Chất lượng trường đại học

Rất nhiều người cho rằng tấm vé vào cánh cổng đại học năm nay sẽ dễ dàng hơn cho các thí sinh khi độ khó của đề bài không cao. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, khi các trường đại học như nấm mọc sau mưa, nếu chỉ mang trong đầu tư tưởng “chỉ cần có một nơi để học là đủ” thì hãy dừng lại và nghĩ thật kĩ về chất lượng của tấm bằng đại học sau khi ra trường.

5. Việc làm sau khi ra trường

Trong giai đoạn này, hoang mang và lo lắng được xem như tâm trạng bao trùm các bạn thí sinh cũng như các vị phụ huynh, trong đó nổi cộm lên chính là vấn đề nghề nghiệp sau khi ra trường. Theo thống kê gần nhất từ bộ giáo dục, hiện nay trên cả nước đã có khoảng 300 ngành học với hơn 50,000 đầu công việc dành cho các bạn sinh viên sau khi ra trường. Tuy nhiên có một thực tế phải thừa nhận, có những ngành học đang thừa và ngược lại có những ngành lại cực kì khan hiếm nhân lực, ví dụ như ngành Tài chính và ngành Công nghệ - Nội dung số.

6. Định hướng nghề nghiệp

Hãy luôn tâm niệm câu một điều “Nghề nghiệp là cái cuối cùng mỗi người sẽ đạt được và chứ không phải ngành bạn sẽ học tại trường.” Chính vì vậy, việc định hướng con đường ngay từ sớm sẽ rất tốt cho các bạn trẻ. Việc định hướng này có thể theo sở thích, cũng có thể theo điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Bên cạnh thông tin trên báo chí, những buổi tư vấn định hướng từ các chuyên gia cũng rất cần thiết để bạn hiểu rõ và quyết định con đường mình sẽ chọn.Chương trình tư vấn tuyển sinh của trường xem tại đây

Vì vậy để có cái nhìn sáng suốt nhất, hãy QUẲNG GÁNH LO TUYỂN SINH bằng cách tham gia chương trình Giao Lưu Trực Tuyến vào lúc 14h00 – 17h00 ngày 31/7/2015 – với sự tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành sẽ được tổ chức tại VTC Academy, xem chi tiết ở đây