>> Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, khoa giáo

Các trường ngoài công lập teo tóp vì thiếu các điều kiện của thị trường dịch vụ đào tạo.

Mô hình giáo dục ngoài công lập ngày càng kém hấp dẫn người học

Thành công của Đại học FPT trong vị trí là một trong những trường tư thục thành công và uy tín nhất của Việt Nam được chính những người trong cuộc lý giải là do quan niệm giáo dục là dịch vụ.

Chính quan điểm kinh doanh này, theo phân tích của ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT, buộc các hoạt động của Trường xây dựng theo tính chất cung cấp dịch vụ.

“Trong lĩnh vực dịch vụ, nếu như muốn tồn tại và phát triển, chúng tôi cần năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp”, ông Tùng phân tích khi nhắc tới việc thành lập công ty trực thuộc Trường để sinh viên có cơ hội thực tập…

đại học ngoài công lập

Mô hình giáo dục ngoài công lập thiếu sức hút đối với nguời học

Tương tự, tính hấp dẫn của Đại học Duy Tân đối với sinh viên không bị ngăn cản bởi mô hình ngoài công lập khi tên tuổi này đang được gắn với hàng loạt trường đại học danh tiếng ở Mỹ, như Carnegie Mellon (CMU), Đại học bang Pennsylvania (PSU), Đại học bang California (CSU Fullerton)…

Đáng tiếc là, câu chuyện thành công như của FPT hay Duy Tân chỉ là số rất nhỏ trong bối cảnh đa phần các trường ngoài công lập vẫn loay hoay với bài toán chiêu sinh khi tỷ lệ sinh viên theo học các trường ngoài công lập ngày càng giảm, tỷ lệ nghịch với số trường mới xuất hiện.

**Khó tuyển sinh các trường Đại học ngoài công lập

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu như năm học 2010 - 2011, tỷ lệ sinh viên ngoài công lập là 15,4%, thì năm 2011 - 2012 giảm xuống 15% và năm 2012 - 2013 còn 14%. Trong khi đó, từ năm 1999 đến năm học 2012 - 2013, các trường đại học, cao đẳng công lập tăng từ 131 lên 338 trường, ngoài công lập tăng từ 22 lên 83 trường.

Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường đại học Dân lập Hải Phòng than phiền: “Nếu cứ để các trường công lập thoải mái hạ điểm chuẩn xuống đến sàn, thì các trường ngoài công lập sẽ khó tồn tại”.

Tuy nhiên, mọi việc không hẳn chỉ giải quyết bằng cơ chế tuyển sinh. Vấn đề ở đây, theo ông Tùng, đó là phải có giải pháp khơi nguồn tài chính gắn với cơ chế nâng cao chất lượng đào tạo. “Phải tạo lập thị trường cho giáo dục đại học ngoài công lập. Điều này có thể thực hiện ngay bằng cách thu hẹp thị phần trường công. Cách này sẽ giúp nâng cao chất lượng trường công do tăng được suất đầu tư/sinh viên, cũng tăng chất lượng trường ngoài công lập, vì các trường này có thêm nhiều khả năng lựa chọn sinh viên”, ông Tùng nói.

Cùng với đó, ông Tùng đề xuất cần có chính sách ưu đãi về thuế cho đầu tư giáo dục ngoài công lập, xác định học phí là khoản chi được miễn trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân của phụ huynh hay giảm thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ giảng dạy..

Theo tác giả Hải Hà, baodautu