>> Giáo dục, tuyển sinh, hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, học đường

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT tại TPHCM.

Đổi mới thi tốt nghiệp, giảm áp lực thi cử cho học sinh

Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, thi tốt nghiệp THPT hiện đang còn bộc lộ khá nhiều bất cập vì gây tốn kém về chi phí, lại tạo nhiều áp lực thi cử đối với học sinh. Đó là khâu yếu kém, hạn chế nhất trong giáo dục hiện đại, tạo ra nhiều vấn nạn, bức xúc trong xã hội.

Chính vì vậy, trong công cuộc đổi mới giáo dục, cần phải đổi mới hình thức thi của chương trình thi tốt nghiệp THPT, từ đó giảm áp lực học tập cho học sinh.==>Hai phương án thay đổi thi tốt nghiệp THPT

Hiện tại, nền giáo dục của Việt Nam còn nặng kiến thức, nhẹ thực hành, thiếu xây dựng kỹ năng và phẩm chất cho người học. Theo chương trình giáo dục cũ, sẽ có 4 cấp học, nhưng do quá trình thi cử nặng nề, nên học sinh gần như phải trải qua cấp học thứ 5 là ôn thi tốt nghiệp để có thể bước vào đại học.

Cụ thể, với việc đổi mới chương trình thi tốt nghiệp THPT, nếu chúng ta phải chờ đổi mới toàn bộ chương trình mới thay đổi thi cử, hoặc đổi mới lần lượt từ lớp 1 đến lớp 12 thì sẽ mất hàng chục năm. Như vậy học sinh vẫn tiếp tục chịu áp lực như cũ.

Đổi mới thi tốt nghiệp, giảm áp lực thi cử

Đổi mới thi tốt nghiệp, giảm áp lực thi cử cho học sinh

Bộ trưởng khẳng định, đề thi sẽ không nặng nề mà phải dựa vào kiến thức các em được học. Nội dung thi cũng sẽ chuyển đổi từ từ phù hợp với chuyển đổi của học sinh, không thay đổi đột ngột làm tăng áp lực cho các em. Bản thân các trường, các đơn vị giáo dục phải làm công tác tư tưởng cho học sinh và khi đã nắm bắt và bắt nhịp được thì sẽ đổi mới quyết liệt.

Về nguyên nhân yếu kém trong giáo dục, Bộ trưởng lý giải, chúng ta nhận thức về giáo dục toàn diện và đầy đủ. Còn chậm và lúng túng trong việc cụ thể hóa quan điểm trong toàn ngành, đến các địa phương và từng người làm công tác giáo dục.

Cải tiến phương pháp giáo dục một cách toàn diện

Ngành giáo dục đã trải qua 3 lần đổi mới, cải cách, nhưng mới chỉ đổi mới về nội dung, hình thức quản lý, mà chưa thực sự thay đổi, cải tiến phương pháp giáo dục một cách toàn diện.

Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, các em học sinh cũng không phải thi tất cả các môn mới là đánh giá toàn diện, mà phải gắn kết quả thi với quá trình học của học sinh.

Giáo dục phải đi theo hướng tích hợp mạnh ở bậc học dưới, phân hóa mạnh ở bậc học trên, giảm dần vai trò của người thầy từ truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn để học sinh tự học và phát triển theo năng lực, sở thích.

Đơn cử, học về môn Văn, không phải là dạy cho các em thành các nhà văn hay nhà phê bình văn học mà là dạy cho các em cách cảm thụ cái hay trong mỗi tác phẩm, biết lựa chọn tác phẩm hay. Từ đó học cách đánh giá, cảm thụ những cái đẹp từ trong cuộc sống.

Hay như học Âm nhạc, không phải dạy các em hát hay mà dạy các em biết hát và biết lựa chọn bài hát, môn Thể dục cũng không phải luyện các em thành vận động viên, mà tạo cho các em thói quen của việc rèn luyện sức khỏe.

Tại TPHCM hiện đang áp dụng thí điểm một số phương pháp giảng dạy mới, hiện đại của nền giáo dục tiên tiến thế giới như phương pháp giáo dục EVEN; đưa âm nhạc vào trường học; sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy như máy chiếu, bảng thông minh… Tuy nhiên, việc áp dụng chưa thực sự hiệu quả và còn nặng về truyền thụ kiến thức từ thầy đến trò.

Trong thời gian tới, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, ngành giáo dục cần linh hoạt để thực hiện hiện các thay đổi cho phù hợp với tình hình hình thực tế.

Bên cạnh đó, lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý phải là những người đi đầu, tiên phong, phải thay đổi trước về nhận thức, tư duy, trau dồi phẩm chất, hoàn thiện chuyên môn. Tuy nhiên, không phải dựa vào sự thay đổi về bằng cấp mà phải dựa trên trình độ thực tế và các kỹ năng nghề.

Theo chinhphu