Kỳ thì THPT quốc gia 2015: Chống “ảo” hồ sơ

Theo phân tích của Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo ĐH Nông Lâm (ĐHNL) TP HCM, kinh nghiệm chung của toàn quốc, tỉ lệ “ảo” không phải là điều đáng lo ngại, nhất là với kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm, ảo chỉ xuất hiện với kỳ thi ĐH-CĐ, chiếm trung bình từ 20-30% trên toàn quốc.

Theo Tiến sĩ Lý, ĐHNL là đơn vị được chỉ định làm Cụm thi Quốc gia với việc bố trí trên 30 địa điểm thi. Trường có 2 phương án: một là loại bỏ bớt điểm thi. Trong đó, 3 môn thi bắt buộc tỉ lệ tham gia sẽ cao nhất. ở môn thi thứ 5, thứ 6, thứ 7, 8 chắc chắn sẽ có số TS giảm dần. Vậy trong 30.000 TS thi tại cụm thi này, trừ trường hợp bỏ thi, còn không có chuyện không thi. “Ảo” trong 3 môn bắt buộc là không có. Từ môn thứ 4, xu hướng sẽ giảm dần.

Giảm ‘ảo’, tăng chất lượng cho kỳ thi THPT quốc gia 2015

Phương thức thi hoàn toàn mới của kỳ thi quốc gia 2015 sẽ diễn ra như thế nào là điều học sinh các trường đang rất hồi hộp.

Theo đó, ĐHNL sẽ lên phương án tổ chức thi theo thứ tự ưu tiên điểm thi. Theo đó, các điểm thi tại trường có cự ly gần ĐHNL (Cụm trưởng cụm thi) sẽ là ưu tiên nhất, sau đó theo thứ tự giảm. 3 môn đầu là sử dụng toàn bộ số điểm thi, từ môn thứ 4 giảm dần và sẽ loại bỏ địa điểm thi nào xa nhất. Môn thứ 7, 8 sẽ còn rất ít TS ở một số ngành có khi chỉ còn phân nửa số TS, hay 1/3 so với lúc đầu. Càng về sau thì càng chọn điểm thi gần Hội đồng thi. Thí sinh dồn lại nhưng chỉ thay đổi phòng thi, không thay đổi gì hơn, tránh xáo trộn.

“Ràng buộc”nguyện vọng ưu tiên- biện pháp giảm ảo xét tuyển

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó GĐ ĐH Quốc gia TP HCM phân tích: Về cấu trúc các môn thi 2015 không khác với 2014. Các TS có nhu cầu xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ thì phải thi tối thiểu 4 môn trong đó 3 môn bắt buộc và ngoại ngữ. Môn thứ 4 trong số 5 môn tự chọn: lý, hóa, sinh, sử, địa. TS chọn từ 5 môn trở lên sẽ là phổ biến, thậm chí dự đoán năm 2015, TS càng giỏi sẽ đăng ký thi càng nhiều môn để tăng cơ hội xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Và theo đó, khi công bố kết quả điểm thi, Bộ GD-ĐT sẽ công khai dữ liệu và các cụm thi công bố điểm của TS. Cấp cho mỗi TS 4 tờ giấy chứng nhận. Trong đó mỗi tờ là 4 nguyện vọng xét tuyển, tương đương 4 ngành.

Mới nghe 4 tờ giấy đăng ký xét tuyển 4 nguyện vọng (16 chuyên ngành) thì ai cũng giật mình. Nhưng vấn đề “tinh hoa” phần mềm sẽ phát huy vai trò của nó. Nếu sử dụng tờ giấy số 1 mà đã có kết quả, TS đã đậu, thì phần mềm sàng lọc, TS không có quyền sử dụng các tờ sau nữa. Nếu đậu nguyện vọng ưu tiên 1 thì Ban tuyển sinh có quyền chọn TS vào học ngành này và tự động bỏ các nguyện vọng sau.

Cũng theo Tiến sĩ Trần Đình Lý, như vậy, mục tiêu của 16 nguyện vọng là để tăng cường cơ hội cho TS, vậy việc “ràng buộc” nguyện vọng ưu tiên như trên sẽ có nguy cơ bị phản biện? để giảm ảo trong xét tuyển việc ràng buộc ưu tiên qua sàng lọc của phần mềm là bắt buộc, việc còn lại là TS phải nhận biết từ năng lực, sở trường chọn lấy 1 nguyện vọng ưu tiên trong số 16 nguyện vọng để chừa chỗ lại cho TS khác.

Ví như TS đã đậu nguyện vọng 1 trong 1 tờ giấy đăng ký, nhưng sau đó thấy mình phù hợp với ngành ở nguyện vọng 2, 3 hơn, thì như vậy sự thay đổi lúc đó sẽ là “khó” cho TS và cả Ban tuyển sinh. Vì với việc chấp thuận cho TS được lựa chọn cả 4 nguyện vọng trong một tờ giấy xét tuyển thì cũng sẽ lại tăng “ảo” trong xét tuyển.

Bản chất của việc nhập 2 kỳ thi làm một thành kỳ thi THPT Quốc gia là giảm nhẹ gánh nặng, áp lực cho HS, gia đình và XH. Ngoài ra, cũng là định hướng đổi mới toàn diện nền giáo dục và định hướng lâu dài cho một môi trường giáo dục ĐH chuyên nghiệp hơn. Nếu nói chấm dứt hoàn toàn “ảo” trong tuyển sinh thì đó là việc bất khả thi. Nhưng việc giảm thiểu chắc chắn sẽ được cải thiện theo thời gian, khi mô hình theo phương thức mới tiến tới là các trường ĐH tự chủ trong tuyển sinh.

Theo báo Xây dựng, tin gốc: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/giam-ao-tang-chat-luong-cho-ky-thi-thpt-quoc-gia-2015.html

Thông tin tuyển sinh, kỳ thi THPH quốc gia 2015, xét tuyển