TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - BÁO GIÁO DỤC

Tin liên quan:

>> Quảng cáo cả trên phiếu bé ngoan

>> Những người thầy thầm lặng

>> Ngày Nhà giáo Việt Nam bây giờ

40% học sinh cho rằng ‘Thầy cô giáo phải biết ơn mình’

“Chúng ta đi học chúng ta trả tiền, chứ có học miễn phí đâu, mà sao chúng ta lại phải biết ơn thầy cô giáo”, phát biểu của một bạn trẻ đã làm dấy lên sự phản đối của cư dân mạng.

Trên một diễn đàn khá nổi tiếng, một bạn trẻ với nickname openseason2 đã lập hẳn một cuộc bầu chọn với câu hỏi: "Tại sao phải biết ơn thầy cô giáo?" với 2 phương án lựa chọn: “Học sinh phải biết ơn thầy cô giáo (vì đó là nghĩa vụ quân sự)” và “Thầy cô giáo phải biết ơn học sinh (không có học sinh thầy cô giáo không có tiền)”.

Cuộc bầu chọn gây tranh cãi này đã thu hút hơn 1.000 lượt xem và hơn 70 bình luận từ cộng đồng mạng. Và có 40% người tham gia chọn phương án thứ 2, tức “Thầy cô giáo phải biết ơn học sinh (không có học sinh thầy cô giáo không có tiền)”.

 

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, nhip cau dau tu, ngay nha giao, hoc sinh

 

Hình chụp màn hình của diễn đàn.

 

Để củng cố cho quan điểm của mình, bạn openseason2 chứng minh: “Nếu bây giờ không có thầy cô, ta vẫn sống được bình thường. Còn không có học sinh chúng ta thì sao? Thầy cô đói chứ sao. Cho nên thầy cô phải biết ơn chúng ta.”

Và những suy nghĩ của học sinh khác...

Đặng Công Hạnh (sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin hữu nghị Việt – Hàn) phản bác lại: “Thật chẳng ra sao cả, ai lại kêu ca với người nuôi dưỡng mình. Không có thầy cô ta vẫn sống được ư? Sống để làm người chứ không nên sống theo kiểu hoang dã. Muốn sống làm người thì rất cần đến thầy cô dạy dỗ. "Không thầy đố mày làm nên" - biết ơn thầy cô là truyền thống ‘tôn sư trọng đạo’ của người Việt chúng ta.”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ấy là truyền thống của dân tộc ta từ ngàn đời nay và chắc chỉ có những ai đã từng ‘gõ đầu trẻ’ thì mới biết nỗi cơ cực của nghề giáo. Bạn lovemytalili2 (Hà Nội) phát biểu: “Tôi rất biết ơn thầy cô vì tôi đã thử làm gia sư. Tôi dạy tầm có 6 đứa mà cảm thấy như bị vắt kiệt sức, vậy mà thầy cô có thể quán xuyến hết tất cả học sinh. Thầy cô như làm dâu của một lớp những mấy chục con người, vì vậy rất cực. Khi xa thầy cô mới cảm thấy rất nhớ!”

Bạn nguyentrunglx tỏ ra bức xúc: “Một câu hỏi đau lòng! Bạn biết viết nên những câu hỏi như thế này là nhờ ai? Bạn biết phân biệt những vấn đề tốt xấu trong nhà trường, trong xã hội, trong gia đình nhờ ai? Bạn có việc làm để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình nhờ ai?”

Suy đi nghĩ lại thì cả hai vế đều đúng cả. Nếu không có thầy cô, chúng ta có thể sống nhưng là sống như một đứa trẻ to đầu. Nếu không có học trò, thầy cô cũng chẳng thể mưu sinh nên đành rời bỏ nghề mà hoạt động ở lĩnh vực khác. Đây là mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, thiếu đi một đầu đều trở nên khập khiễng.

Và "Tại sao phải biết ơn thầy cô giáo khi mình đã trả tiền học phí?” thì câu trả lời đơn giản là: “Thầy cô không chỉ dạy kiến thức, cái quan trọng họ dạy đó là làm người...”. Việc biết ơn hay không là do ý thức ở mỗi cá nhân, chẳng ai có thể ép buộc điều đó ngoại trừ chính bản thân mình.

 

Xem thêm: Những món quà ngày nhà giáo Việt Nam ý nghĩa nhất

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Nhipcaudautu