Những thông tin cơ bản về ngành Kinh tế

Kinh tế học là môn học nghiên cứu về con người và cách thức kiểm soát và phân phối những nguồn lực xung quanh. Cái tên này bắt nguồn từ thuật ngữ Hy Lạp cổ đại “oikonomia” trong đó nhắc đến việc quản lí hộ gia đình và những công việc hành chính. Kinh tế học chỉ mới trở thành một môn học theo đúng nghĩa của nó vào cuối thế kỉ thứ 19 khi mà kinh tế học được nhìn nhận tách biệt với những môn học thuộc khoa học chính trị. Nhiều môn kinh tế có thể được phân chia thành 2 phân ngành, kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Trong khi kinh tế vi mô tập trung vào các thị trường nhỏ lẻ và cấu trúc của chúng cũng như những nhân tố chủ chốt thì kinh tế vĩ mô lại ám chỉ những nghiên cứu về nền kinh tế như một tổng thể trên cả quy mô quốc gia và quốc tế. Kinh tế học luôn là môn học thú vị và rất xu hướng hiện nay và đây cũng là ngành được các công ty tìm kiếm tuyển dụng.

Du học Mỹ ngành Kinh tế chọn trường nào?

Du học Mỹ ngành Kinh tế chọn trường nào?

Ngành học này có dành cho bạn?: Nếu bạn đam mê học về xã hội và sự phân phối tài sản hữu hạn thì ngành kinh tế học là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Tuy nhiên, kinh tế học là môn học đòi hỏi sự chăm chỉ, sinh viên không chỉ học về chính sách tài khóa và tiền tệ mà còn áp dụng những nguyên lý kinh tế vào tình huống thực tế. Sinh viên nào hoàn thành tốt môn học này sẽ có khả năng chứng tỏ năng lực suy nghĩ logic cũng như thể hiện những kĩ năng phân tích của mình.

Cơ hội nghề nghiệp: Đa số các sinh viên quyết định học kinh tế học vì họ có đam mê với môn học này. Các nhà tuyển dụng dành sự quan tâm lớn đến bằng kinh tế học, do đó những người theo học kinh tế học có thể dễ dàng tìm thấy việc làm ở nhiều ngành nghề như ngân hàng, tài chính, tiếp thị, quản trị và bán hàng. Nhiều du học sinh lựa chọn học tiếp lên trình độ sau đại học để chuyên sâu hơn về lĩnh vực học tập của họ ví dụ như luật kinh doanh.

Học kinh tế học và học ở đâu?: Đa số các khóa học kinh tế học bao gồm cả kinh tế vĩ mô và vi mô. Những nhóm môn học (module) chính bao gồm thuyết kinh tế và đây cũng là các nhóm môn học bắt buộc của khóa học, nhưng sinh viên vẫn được kì vọng để học những môn tự chọn khác. Nhiều khóa học đại học sẽ yêu cầu ứng viên có ít nhất 3 chứng chỉ A-level hoặc tương đương, thuộc các môn học như kinh tế, toán, tiếng Anh và lịch sử.

Dù khóa học mà bạn chọn là khóa học nào thì địa điểm học tập cũng là một yếu tố cần soi xét kỹ. Bạn sẽ học ở đó ít nhất một năm, vậy nên quan trọng là bạn chọn một nơi nào mà bạn có thể phát triển cả mặt trí tuệ và cảm xúc. Khám phá những nền văn hóa mới và gặp những người bạn mới là một phần của cuộc sống sinh viên và điều cốt yếu là bạn phải tận dụng tối đa quãng thời gian này tại trường.

Trong khi một số sinh viên thích học tập tại những thành phố lớn với môi trường thân thiện cởi mở, những sinh viên khác lại muốn học tại những trường nhỏ hơn. Một điều quan trọng phải đảm bảo đó là bạn phải theo học một trường đại học có uy tín và có những mối liên hệ chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Đây sẽ là cơ hội lớn để bạn xin thực tập, xin việc sau khi tốt nghiệp.

Có nhiều sự lựa chọn về môn học ở mỗi trường đại học. Các nhóm môn học (module) đa số giống nhau giữa các khóa học, nhưng những môn tự chọn có thể sẽ khác nhau. Vậy nên bạn cần tìm hiểu xem những môn học tự chọn đó có lợi cho sự nghiệp của bạn hay không mà quyết định đăng ký. Tất nhiên bạn cũng cần xem xét điều kiện đầu vào và khả năng tài chính của bản thân trước khi nộp đơn đăng kí vào trường đại học mà bạn chọn. Liệu bạn có đạt đủ điểm đầu vào? Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong vấn đề chi phí học tập thì luôn có những suất học bổng và trợ cấp sinh viên.

Nhiều khóa học Sau đại học lại yêu cầu sinh viên phải đạt bằng đại học loại 2:1 (tương đương với bằng khá trở lên) trước khi bắt đầu học và đòi hỏi ứng viên đạt ít nhất 6.0 đến 6.5 IELTS. Thời gian học của bạn phụ thuộc vào nơi học và cấp độ. Đa số các khóa kinh tế học sẽ kéo dài khoảng 3 năm, mặc dù nó sẽ phụ thuộc vào trường đại học của bạn. Nhiều trường cho sinh viên lựa chọn học ở nước ngoài hoặc đảm nhận một vị trí công việc nào đó cho những người có nguyện vọng nâng cao trình độ của họ trong hơn một năm. Những khóa học sau đại học có thể kéo dài từ một đến ba năm ở bất cứ đâu.

Với một số sinh viên, việc học bằng kinh tế học không dẫn tới một công việc trong lĩnh vực kinh doanh hay tài chính, mà có thể mở rộng nhiều cánh cửa ở những ngành khác như báo chí hay thậm chí sư phạm. Nhiều sinh viên kinh tế học đặt mục tiêu tham gia chính trị và tìm những công việc như trợ lý nghiên cứu trong bộ máy chính quyền địa phương và quốc gia.

10 trường ĐH tốt nhất cho bạn khi du học Mỹ ngành Kinh tế

Dựa trên nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, College Factual vừa đưa ra số liệu xếp loại 10 trường đào tạo kinh tế hàng đầu của Mỹ là nơi bồi bổ tri thức lý trưởng cho những ai đang cơ dự tính học tập tại Mỹ về ngành này.

Payscale tổ chức có cơ sở dữ liệu lương thưởng cá nhân lớn nhất thế giới cung cấp mức lương trung bình của những người từng theo học kinh tế ở những trường này

1: Đại học Duke: Đại học Duke là trường nghiên cứu tư thục, thành lập năm 1924. Chương trình kinh tế của trường bao gồm nhiều lớp học về nguyên lí kinh tế, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và tài chính giúp sinh viên bước đầu tiếp cận, làm quen với lí thuyết kinh tế, xem xét những lí thuyết này dưới nhiều góc độ, phương pháp khác nhau.

Ra trường, sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân. Mức lương trung bình thấp nhất cho một người tốt nghiệp ở Duke là 62.000USD, tăng dần trong những năm sau đó và đạt ngưỡng trung bình là 117.000 USD/ năm.

2: Đại học Havard: Là trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ, tuổi đời của Havard tỉ lệ thuận với chất lượng giáo dục. Havard quy tụ những giảng viên hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như lí thuyết ứng dụng, kinh tế môi trường, chính sách tiền tệ và tài chính, kinh tế chính trị,… Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp tục theo học ở bậc cao hơn. Một số đi làm luôn với mức lương khởi điểm ban đầu là 64.000 USD/năm và mức thu nhập trung bình trong nhiều năm kế tiếp là 142.000 USD/năm.

3: Đại học Yale: Đại học Yale thành lập năm 1701. Nhiều đời tổng thống Mỹ, nhà khoa học, doanh nhân tên tuổi từng theo học ở đây.

Lĩnh vực đào tạo kinh tế, Yale tập trung vào trao đổi tiền tệ, các yếu tố sản xuất của nền kinh tế, phân tích những biến đổi kinh tế trên thế giới. Song hành với những tiết học chuyên ngành, Yale có những lớp học về khoa học nhân văn, cung cấp cho sinh viên 1 nền giáo dục toàn diện. Chương trình đào tạo kinh tế của Yale linh hoạt, cởi mở. Sinh viên ra trường có thể áp dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực và làm việc trong nhiều tổ chức khác nhau. Mức lương trung bình một năm là 135.000 USD.

4. Đại học Princeton: Đại học Princeton thành lập vào năm 1746, có truyền thống đào tạo ngành nhân văn, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ. Kinh tế là ngành có vị thế lớn mạnh ở Princeton, hấp dẫn du học sinh Mỹ, thu hút sinh viên nhiều nước trên thế giới.Chương trình của Princeton chú trọng lí thuyết, phương pháp , hướng đến việc đưa lí thuyết vào thực tế.

Phần lớn sinh viên Princeton đi làm ngay khi tốt nghiệp thay vì học cao lên lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Mức lương khởi điểm trung bình một năm khi mới ra trường là 58.000 USD và nhiều năm sau, khi ở giai đoạn chín muồi trong sự nghiệp là 137.000 USD.

5: Đại học Columbia: Theo học kinh tế tại Columbia, sinh viên được giới thiệu những lí thuyết mới mẻ, thực tiễn phân phối các nguồn lực tài nguyên của nền kinh tế. Sự đào sâu kiến thức ở Columbia mang đến cho sinh viên cái nhìn cẩn trọng về vai trò của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ trong những tác động tới thị trường.

Sinh viên của Columbia có xu hướng trở thành nhà kinh tế học, những người có ảnh hưởng đến người làm chính sách, hoặc trở thành nhà tư vấn kinh tế. Mức lương trung bình của những người từng học về kinh tế ở Columbia cao thứ hai trong danh sách với thu nhập trung bình một năm là 137.000 USD.

6. Đại học Chicago: Đại học Chicago là một trường nghiên cứu tư thục, được biết đến với những cải cách trong giáo dục và nhiều chương trình mang tính liên ngành. Cốt lõi các chương trình kinh tế ở Chicago là đề cao và phát triển các kĩ năng phản biện.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp kinh tế ở Chicago nắm giữ vị trí quản trị và đóng vai trò lãnh đạo trong các tổ chức toàn cầu. Mức lương trung bình một năm sinh viên theo học kinh tế ở Chicago nhận được là 96.000 USD.

7. Đại học Northwestern: Thành lập từ năm 1851, Đại học Northwestern là trường nghiên cứu đề cao sự cộng tác. Tại Northwestern, sinh viên và giảng viên cùng làm việc nhằm tạo nên những kết quả tốt nhất trong khả năng. Sinh viên được học về lí thuyết, ứng dụng lí thuyết, chứng minh tính hiệu quả của lí thuyết khi đưa vào thực tế.

Northwestern không bó khung sinh viên vào 1 quan điểm, 1 lí thuyết duy nhất, luôn gợi mở hướng tới sự đa dạng, khác biệt nhằm kích thích sự sáng tạo.Mức lương khởi điểm sau khi tốt nghiệp là 58.000 USD.

8. Đại học Cornell: Tọa lạc ở Ithaca (New York), Cornell cung cấp cho sinh viên một nền giáo dục chất lượng. Học kinh tế ở ngôi trường này, sinh viên có cơ hội tìm hiểu những nhân tố tác động tới thị trường, cách những nhân tố này có thể gây ra những dao động trong lạm phát, thất nghiệp và những lĩnh vực khác. Ngành kinh tế ở Cornell về cơ bản xem xét những ứng xử nhân văn và tác động của những ứng xử này đến kinh doanh.

Sinh viên ra trường có sự năng động trong ứng dụng lí thuyết vào thực tế. Cơ hội việc làm tại các cơ quan nhà nước, công ty tư nhân, tổ chức phi chính phủ luôn rộng mở. Mức lương khởi điểm trung bình 1 năm là 61.000 USD, nhiều năm kế tiếp là 127.000 USD.

9. Đại học Brandeis: Đại học Brandeis là 1 trường tư thục về khoa học nhân văn với 1 nền giáo dục liên ngành. Những sinh viên theo học kinh tế ở đây luôn được khuyến khích, thử thách bằng việc ứng dụng lí thuyết vào hoàn cảnh thực tế.

Brandeis cung cấp kiến thức về kinh tế và tài chính quốc tế, kinh tế học vĩ mô, kinh tế tiền tệ và kinh tế lao động. Thông qua nền giáo dục toàn diện, Brandeis cũng chuẩn bị cho sinh viên những công cụ cần thiết khác để thành công trong sự nghiệp. Mức lương khởi điểm sau khi tốt nghiệp là 54.000 USD, tiệm tiến đến con số 96.000 USD ở những năm làm việc sau đó.

10. Đại học Stanford: Thành lập năm 1885, Stanford là một trong những cơ sở hàng đầu về nghiên cứu của Mỹ.

Chương trình kinh tế của Stanford được thiết kế nhằm chuẩn bị cho sinh viên theo đuổi bậc học cao hơn. Bên cạnh việc cung cấp những lí thuyết cổ điển và đương đại, sinh viên được hướng dẫn cách ứng dụng lí thuyết để đánh giá các chính sách kinh tế.

Nhiều người tốt nghiệp Stanford tìm kiếm vị trí lãnh đạo trong ngành kinh doanh thế giới, kiếm được 64.000 USD trong năm đầu tiên của năm năm sự nghiệp. Đây là mức lương khởi điểm cao nhất trong danh sách 10 trường. Mức lương trung bình những năm kế tiếp lên tới 125.000 USD.

Bạn đọc quan tâm tới các trường ĐH tại Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.