Những điều bạn cần biết về ngành Điện ảnh khi du học M

Ngành Điện ảnh là ngành học liên quan đến phim ảnh, truyền hình và bao gồm tất cả các khía cạnh từ sản xuất cho đến phê bình. Ngành học này ra đời cùng với sự khai sinh của nền công nghiệp điện ảnh của thế giới, cách đây hơn 100 năm. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghiệp, nhiều chương trình truyền hình và phim ảnh đã được sản xuất với giá thành hợp lý, thậm chí họ còn có thể làm phim cho điện thoại di động.

Khi du học Mỹ ngành Điện ảnh bạn sẽ có cơ hội làm quen với nhiều môn học chuyên ngành hấp dẫn như Đạo diễn; Kỹ thuật biểu diễn; Nghệ thuật diễn xuất trước ống kính; Nghệ thuật nói trên sân khấu; Hóa trang Sân khấu – Điện ảnh. Ngành học cung cấp cho bạn đầy đủ trình độ chuyên môn từ quay Film, xây dựng Film cho đến biểu diễn trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh

Lựa chọn học ngành Điện ảnh tại Mỹ là một sự đầu tư tốt cho tương lai của các bạn. Như các bạn đã biết trung tâm điện ảnh nổi tiếng của thế giới chính là Hollywood của Mỹ, học tập tại đất nước này các bạn sẽ có cơ hội học hỏi những kỹ thuật diễn xuất, lên kịch bản cũng như phát triển ý tưởng để cho ra đời những tác phẩm hấp dẫn người xem; Khám phá công nghệ làm phim của Mỹ với quy mô và trang thiết bị hiện đại cùng những công nghệ tối tân giúp việc sản xuất trở nên nhanh, chính xác và hấp dẫn hơn. Nếu bạn hoàn tất một chương trình học về làm Film – Điện ảnh tại Mỹ, chắc chắn cơ hội làm việc sẽ rất rộng mở với các bạn trong tương lai.

Du học Mỹ ngành Điện ảnh nên chọn trường nào?

Du học Mỹ ngành Điện ảnh nên chọn trường nào?

Ngành điện ảnh là một ngành đòi hỏi tinh thần xông xáo của một nhà doanh nghiệp. Sẽ không ai cho bạn công việc làm mà bạn phải tự tạo ra cơ hội cho mình. Ở trường bạn học về kỹ thuật và tài năng của bạn được trau giồi nhưng khi ra trường chính khả năng liên hệ, tiếp xúc với người chung quanh cũng như tìm trợ giúp tài chánh cũng là những khả năng quan trọng giúp bạn thành công, chẳng khác gì khả năng làm phim hay viết kịch bản.

Chọn trường nào khi muốn du học Mỹ ngành Điện ảnh?

Mỹ có rất nhiều trường nổi tiếng cho các bạn lựa chọn. Do đó, các bạn sẽ rất an tâm khi học tại các trường như New York Film Academy (NYFA) và Full Sail University. Đây là những trường tiêu biểu trong việc đào tạo chuyên ngành Điện ảnh của Mỹ:

1.Trường New York Film Academy : Trường được thành lập vào năm 1992, là một trường Học viện Điện ảnh nổi tiếng ở New York, Mỹ. Trường cung cấp các chương trình đào tạo như Cao đẳng, Đại học và Thạc sĩ. Các ngành đào tạo của trường bao gồm Đạo diễn, Nghệ thuật chiếu phim, Làm phim, Dàn dựng phim trường, Nghệ thuật diễn xuất, Kỹ năng quay phim, Nghệ thuật làm phim hoạt hình 3D, Chỉnh sửa hình ảnh kĩ thuật số, Thiết kế games, Sản xuất phim tài liệu, Nghệ thuật âm nhạc, Nghệ thuật sân khấu, Giám đốc hình ảnh, Nghệ thuật chụp ảnh, Sản xuất phim ảnh, Diễn xuất, Viết kịch bản phim, Biên tập phim, Nhạc kịch, Khiêu vũ.

Trường có nhiều hoạt động ngoại khóa dành cho sinh viên tham gia như Meet the monster makers, buổi chiếu phim Touch of Evil, các câu lạc bộ giao lưu học hỏi kinh nghiệm học tập và nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích khác nữa trong suốt quá trình các bạn tham gia học tập tại trường.

2. Trường Full Sail University : Full Sail University tọa lạc tại Winter Park, Florida, được thành lập vào năm 1979, là một trong những trường uy tín và danh tiếng hàng đầu của Mỹ và cả thế giới. Tạp chí Electronic Gaming Monthly đã gọi Full Sail là ngôi trường “có chương trình đào tạo hoàn toàn đáng ngưỡng mộ” về game. Tháng ba năm 2012, tạp chí Graphic Design USA đã công nhận Full Sail là một trong những trường thiết kế thân thiện nhất. Trường Full Sail đào tạo cho các bạn phong cách học tập năng động  để sau này làm việc trong các lĩnh vực Thu âm, Âm nhạc, Phim ảnh, Điện ảnh, Truyền hình, Sản xuất show, Game, Thiết kế, Phim hoạt họa, Kinh doanh ngành Giải trí, Marketing trên Internet và Quản lý Thể thao.

Chương trình của trường được thiết kế đặc biệt, đạt chất lượng giảng dạy cao. Các bạn sẽ được học cùng với nhóm những người có cùng đam mê phim ảnh như bạn. Những bài tập nhóm hữu ích sẽ giúp các bạn làm quen những công việc từ đứng sau máy quay đến biên soạn phần hậu kỳ, có được kĩ năng chia việc, làm việc với những người khác trong khâu sản xuất phim. Ngoài học những bài giảng trên lớp, các bạn còn có cơ hội gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm của những đạo diễn hàng đầu thông qua các nói chuyện với sinh viên tại trường về kỹ thuật làm phim. Nhà trường cũng tạo điều kiện cho sinh viên bằng cách tổ chức casting mỗi khi sinh viên cần diễn viên hay đầu tư trường quay, xưởng dựng phim, quay phim…

3. University of California Los Angeles UCLA: Trường đầu tiên thường được nhắc tới là UCLA. Chương trình phim ảnh tại đại học này được coi là đứng đầu Hoa Kỳ. Trường có chương trình cử nhân, năm chương trình cao học và một chương trình tiến sĩ, tất cả đều liên hệ tới phim ảnh. Theo nhận định (có thể chủ quan) của một số nhà phê bình thì UCLA đặc biệt mạnh về viết kịch bản.

4. University of Southern California (USC): Cũng là một trường được coi là ngang ngửa với UCLA. USC có một chương trình điện ảnh đa dạng, ứng dụng những kỹ thuật tân tiến vào ngành nghệ thuật này. USC cũng có nhiều cựu sinh viên thành danh và hoạt động tích cực để giúp đỡ các lớp đàn em, trong đó phải kể tới Stephen Spielberg. USC là nơi nhiều người cho rằng có thế mạnh trong việc đào tạo đạo diễn.

Ðại học USC cũng là nơi hợp tác với sáng hội Ford Foundation tổ chức khóa huấn luyện đạo diễn cho các nhà làm phim từ Việt Nam qua học.

5. American Film Institute (AFI): Một trường được nhiều người biết tới, đặt ở Los Angeles. Trường nổi tiếng vì chương trình được hình thành theo mô thức đặc thù theo đó các sinh viên mới được sự chỉ bảo hướng dẫn của các cá nhân rành rẽ mọi điều về kỹ nghệ điện ảnh. Chương trình nơi đây là hai năm cao học. Trường nhỏ hơn nếu so sánh với các đại học khác nhưng các giảng viên là những người giàu kinh nghiệm, chỉ bảo những điều thực tế.

6. New York University NYU: NYU vẫn thường được so sánh với USC về số các cựu sinh viên thành danh và có ảnh hưởng trong mọi lãnh vực của ngành điện ảnh Hoa Kỳ.

Trong lãnh vực phim ảnh, trường có các chương trình từ cử nhân đến tiến sĩ. Ðây là một trường đầy đủ phương tiện, ban giảng huấn tài năng và có nhiều mối liên lạc để giúp người sinh viên sau khi tốt nghiệp.

5. California Institute of the Arts (CalArts): Phân khoa phim và video của CalArts chú trọng đến tất cả các lãnh vực chính của ngành điện ảnh, kể cả các loại phim tài liệu, phim hoạt họa và multimedia. Chương trình học bao gồm cả học lý thuyết, huấn luyện thực hành cũng như các khía cạnh sản xuất một cuốn phim.

Như đã nói, năm trường vừa kể thường được nhắc đến trong các danh sách lựa chọn các trường phim ảnh nổi tiếng nhất Hoa Kỳ. Trên thực tế, trường nào cũng xứng đáng để được nói tới, tùy theo điều gì bạn chờ đợi từ trường.

Khi chọn trường và địa điểm học tập tại Mỹ, bạn cùng cần lưu ý thành phố bạn học cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nghề nghiệp của bạn.  New York và Los Angeles là hai môi trường khác nhau. Thí dụ như USC nằm trong trung tâm của kỹ nghệ điện ảnh Hollywood, nhưng có liên hệ nhiều với việc sản xuất và hậu sản xuất (post production) cũng như các phim trường. Trong khi NYU ở New York lại có mối quan hệ với nhiều nhà đạo diễn thương mại và những người tốt nghiệp nơi đây thường là các nhà làm phim có khuynh hướng "độc lập" hay "nghệ thuật" so sánh với loại phim "thương mại."

Sau khi tốt nghiệp ngành Điện ảnh tại Mỹ bạn sẽ làm những công việc gì?

Ngành làm Film – Điện ảnh nang đến cho các bạn cơ hội việc làm việc rộng mở. Các bạn có thể làm những việc như Diễn viên, Đạo diễn, Biên kịch, Người quay phim, Người dựng phim. Các nghề nghiệp trong ngành điện ảnh liên quan với nhau chặt chẽ. Không ít diễn viên, nhà quay phim sau này trở thành trợ lý đạo diễn rồi đạo diễn, cũng có không ít đạo diễn kiêm diễn viên hay biên kịch.

1. Diễn viên: Diễn viên có nhiệm vụ thể hiện nhân vật trong các các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác cho nhà hát, xưởng phim, đài phát thanh – truyền hình và các phương tiện truyền thông khác nhằm làm cho nhân vật trong kịch bản sống động hơn tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền thanh…

Công việc chính của diễn viên là thử vai trong các tác phẩm, nghiên cứu kịch, bản, học lời thoại, diễn xuất dựa trên thế mạnh của mình và sự hướng dẫn, chỉ đạo của đạo diễn. Nghề diễn viên là một công việc khá vất vả, tùy yêu cầu công việc mà các bạn phải làm việc ngoài trời, điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Để làm tốt công việc diễn viên, các bạn cần thường xuyên rèn luyện cơ thể, giọng nói, tập biểu hiện xúc cảm, tiếp thu kiến thức diễn xuất để biểu diễn tốt hơn.

Những phẩm chất cần thiết trong nghề này đó là ý chí quyết tâm, chăm chỉ, tận tụy, sáng tạo, chủ động, khả năng tưởng tượng và biểu hiện xúc cảm tốt, ứng biến linh hoạt, có khát vọng thể hiện bản thân, có trí nhớ tốt, khả năng làm việc dưới áp lực lớn, công việc vất vả.

Video giới thiệu Khóa học Lập kế hoạch du học - Academy.vn

2. Đạo diễn: Đạo diễn là người chỉ đạo các lĩnh vực trong trong quá trình thực hiện tác phẩm, chỉ đạo chung toàn bộ quá trình sản xuất bộ phim, nhằm đảm bảo rằng mọi thứ sẵ sàng cho việc trình chiếu.

Nhiệm vụ của đạo diễn đó là nghiên cứu kịch bản để có hướng chỉ đạo phù hợp cho việc quyết định cách chuyển thành các bối cảnh, cảnh quay, hình ảnh và diễn xuất hợp lý, lên kế hoạch về sân khấu, trường quay, trang phục, anh thanh ánh sắng, lựa chọn diễn viên, chỉ đạo tập luyện, phối hợp với các bộ phận khác để tiến hành quay phim. Khi phim đã được quay xong, đạo diễn chỉ đạo việc biên tập phim, tạo các hiệu ứng anh thanh, hình ảnh, kỹ xảo phù hợp với nội dung.

Để là một đạo diễn giỏi, các bạn cần có các tố chất như khả năng sáng tạo thẩm mỹ; khả năng lãnh đạo, quản lý tốt, khả năng truyền đạt tốt; tổ chức tốt; kinh nghiệm rộng và dày dặn về ngành công nghiệp phim ảnh, luôn bình tĩnh trước áp lực của công việc.

Với nghề này, các bạn có thể làm việc trong các công ty sản xuất phim, truyền hình, băng đĩa nhạc…, cho các nhà hát, hãng phim, đài truyền hình…Hoặc chọn làm việc tự do nếu như các bạn thật sự có năng lực. Nghề đạo diễn đòi hỏi các bạn có năng lực vượt trội, bởi vì đây là một nghề có tính cạnh tranh rất cao.

3. Biên kịch: Biên kịch chính là viết kịch bản cho sân khấu, phim, phát thanh, truyền hình và các sản phẩm truyền thông khác. Các kịch bản này có thể được chuyển thể từ tác phẩm văn học hoặc từ ý tưởng của chính người biên kịch.

Người biên kịch có nhiệm vụ hình thành ý tưởng, nghiên cứu, thu thập tư liệu về một đề tài chủ đề. Tiếp theo, lên kế hoạch, sắp xếp các bước cần thiết để lên khung và tổ chức chất liệu, sáng tác hoặc chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch bản, bao gồm phần thoại, mô tả nhân vật, cử chỉ, vận động bối cảnh. Phối hợp với nhà sản xuất, đạo diễn, nhà quay phim…để làm tốt tác phẩm. Tố chất cần thiết của một nhà biên kịch là khả năng sáng tác tác phẩm văn học; sự hiểu biết về điện ảnh; khả năng làm việc dưới áp lực, độ căng về thời gian.

4. Quay phim: Người quay phim có nhiệm vụ điều khiển các máy quay ở trường quay để ghi hình bộ phim. Người quay phim phối hợp chặt chẽ với Đạo diễn để thảo luận về các ống kính sề sử dụng, các góc quay; kiểm tra âm thanh và ánh sáng; chọn và lắp ráp các thiết bị quay và phụ kiện đi kèm; xem các cảnh qua kính ngắm, chỉnh ống kính và ghi lại hình ảnh cũng như làm việc với các bộ phận khác có liên quay để đảm bảo việc quay phim đạt yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ.

Người quay phim làm việc với tư cách một thành viên trong đoàn làm phim và thường phải làm việc liên tục bất kể ngày đêm hay kỳ nghỉ. Họ cũng đi lại rất nhiều tới các điểm quay khác nhau. Để làm tốt công việc này, các bạn cần có các chất cần thiết như cảm nhận tốt về hình ảnh, óc tưởng tượng phong phú, sáng tạo, tính kỷ luật, sự kiên nhẫn, khả năng làm việc dưới áp lực cao.

5. Dựng phim: Người dựng phim có nhiệm vụ đó là biên tập lại các đoạn phim, cắt hoặc ghép các cảnh với nhau phục vụ cho việc diễn tả tâm trạng, tốc độ và cao trào của phim. Do đó, trước hết, người dựng phim sẽ xem các đoạn phim để phân tích, đánh giá và chọn các cảnh, các phân đoạn, từ đó quyết định cảnh nào cần được phát triển, cảnh nào cần quay lại, cắt bớt các đoạn, cảnh phim để đảm bảo độ dài của phim và sắp xếp các cảnh quay theo thứ tự để đảm bảo tính hiệu quả tối đa của bộ phim.

Với công việ dựng phim, các bạn có thể làm việc trong các hãng sản xuất phim, công việc này khá căng thẳng, thường xuyên phải làm ngoài giờ cho kịp tiến độ. Nghề này đòi hỏi khả năng cảm nhận nghệ thuật tinh tế, kiên nhẫn và tỉ mỉ cũng như khả năng làm việc theo nhóm.

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, visa du học My việc làm thêm khi chọn du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.