Sự kiện: Tuyển sinh điểm thi đại học điểm chuẩn đại học

Tuyển sinh 2014: Xu hướng ra đề thi đại học đợt 2 như thế nào?

Đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ có nhiều môn thi và đặc biệt là các môn xã hội. Trước những thay đổi trong đề thi ở đợt 1, phóng viên Báo Thanh Niên có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga xung quanh đề thi sắp tới.

Thưa ông, đợt 1 vừa qua thí sinh (TS) rất bất ngờ khi đề thi không còn phần tự chọn và bắt buộc như các năm trước đây. Vì sao lại có sự thay đổi này?

Ở đợt 2 có nhiều môn xã hội nên đề thi sẽ ra theo hướng mở. TS sẽ không phải học thuộc lòng mà vận dụng kiến thức để làm bài. Vì vậy các em không nên mang theo tài liệu vào phòng thi vì có mang vào cũng không thể sử dụng được

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga

- Theo tôi, đề thi của đợt 1 kỳ thi năm nay đã đáp ứng đúng yêu cầu của ban chỉ đạo tuyển sinh là phân hóa TS rất tốt. Đề thi có phần dễ, trung bình, khó và rất khó. Đề thi đã tiếp cận theo hướng kiểm tra năng lực chứ không phải kiểm tra kiến thức của TS một cách máy móc. Môn vật lý và hóa còn có những câu hỏi có tính thực hành yêu cầu TS phải vận dụng kiến thức thực hành mới có thể làm được.

Tuyển sinh 2014: Xu hướng ra đề thi đại học đợt 2 như thế nào?

Tuyển sinh 2014: Xu hướng ra đề thi đại học đợt 2 như thế nào?

Các môn thi đã sử dụng kiến thức phổ thông giao thoa giữa chương trình cơ bản và nâng cao. Mục đích của việc ra đề như vậy là để tránh những rắc rối cho TS khi phải chọn một trong hai chương trình để làm bài, dễ dẫn đến phạm quy. Đặc biệt, đề thi này là để đánh giá TS vận dụng kiến thức như thế nào nên không nhất thiết phải có phần cơ bản hay nâng cao. Với cách ra đề như vậy sẽ đánh giá được học sinh có cùng một năng lực như nhau.

Vậy ông có thể cho biết trong đợt 2 đề thi sẽ được ra như thế nào?

- Đề thi của đợt 2 sẽ tiếp cận hướng ra đề của đợt 1 cũng như đề thi ở kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Hướng ra đề vẫn là để kiểm tra năng lực. Nội dung đề sẽ là những kiến thức phổ thông bao gồm cả chương trình cơ bản và nâng cao. Tuy nhiên không loại trừ có những môn thi vẫn có phần tự chọn dành riêng cho TS học ở hai chương trình này.

Ông có lưu ý gì với TS trong đợt thi này?

Ở đợt thi này có nhiều môn xã hội nên đề thi sẽ ra theo hướng mở. TS sẽ không phải học thuộc lòng mà phải vận dụng kiến thức để làm bài. Vì vậy các em không nên mang theo tài liệu vào phòng thi vì có mang vào cũng không thể sử dụng được. Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ đợt 1 kỳ thi, mặc dù đã được giám thị nhắc nhở rất kỹ nhưng có TS vẫn mang theo điện thoại di động vào phòng thi dẫn tới bị đình chỉ thi. TS cũng không thể gian lận được bằng hình thức thi hộ, thi kèm hoặc mang các thiết bị thực hiện gian lận trong khi thi. Kể cả việc này có thực hiện trót lọt các em cũng sẽ bị phát hiện trong quá trình học sau này. Nếu bị phát hiện thì các em sẽ bị thu hồi bằng. Do đó, các em hãy tự tin làm bài bằng chính năng lực của mình để đạt được kết quả tốt nhất.

Gần 750.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi đợt 2

Ngày mai 8.7, TS cả nước tiếp tục đến trường làm thủ tục đăng ký dự thi ĐH đợt 2.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, có 749.730 hồ sơ TS đăng ký dự thi, thấp hơn năm trước gần 100.000 hồ sơ. Đợt thi này có 139 trường tổ chức thi với rất nhiều khối bao gồm B, C, D và các khối khác. Theo thống kê hồ sơ đăng ký dự thi, năm nay số TS dự thi khối B giữ ổn định, khối C tăng lên, còn khối D giảm. Đợt thi này có nhiều khối thi nên Bộ đặc biệt lưu ý các hội đồng tuyển sinh cần thận trọng khi nhận và bóc đề thi để tránh nhầm lẫn giữa các môn thi của các khối thi khác nhau.

Ngày

Buổi

Môn thi

Khối B

Khối C

Khối D

Ngày 8.7

Sáng

Từ 8g00

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh

Ngày 9.7

Sáng

Toán

Địa

Toán

Chiều

Sinh*

Sử

Ngoại ngữ*

Ngày 10.7

Sáng

Hóa*

Ngữ văn

Ngữ văn




(*): Môn thi trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 180 phút (môn tự luận), 90 phút (môn trắc nghiệm).
Theo thanh niên, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140706/dot-2-ky-thi-tuyen-sinh-dh-de-thi-chu-yeu-kiem-tra-nang-luc.aspx