Sự kiện HOT: TUYEN SINH 2012TUYỂN SINH 2012THÔNG TIN TUYỂN SINH 2012

Xem ngay: Điểm chuẩnđiểm chuẩn đại họcĐiểm thiđiểm thi đại học

Tin liên quan:

 

Lúng túng thích nghi với sự thay đổi, vẫn tắc đường vào giờ tan trường là cảm nhận chung trong ngày đầu thay đổi giờ làm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là hiệu ứng ảo, mọi đánh giá chỉ chính xác sau một thời gian nhất định.

Học sinh \'đói rét\'

Do là buổi đầu tan học theo giờ mới nên nhiều học sinh cảm thấy uể oải sau giờ tan ca muộn do đói và căng thẳng.

doi gio lam, gio hoc, doi gio tai HN

Theo một số học sinh, việc học vào buổi tối cũng không "vấn đề lắm" vì các em cũng thường đi học thêm khoảng 1,5 - 2 tiếng mỗi tối. Tuy nhiên việc học trên lớp với nhiều môn học kéo dài suốt từ 14h30 đến 19h khiến các em cảm thấy đói và mệt.

 

“Bình thường em vẫn đi học buổi tối nhưng trước khi đi học em có khoảng thời gian nghỉ ngơi và ăn uống nên không thấy mệt như hôm nay. Có lẽ từ mai em phải bảo bố mẹ chuẩn bị thức ăn nhẹ bỏ vào cặp để đến giờ ra chơi giữa buổi thì nạp năng lượng”, Nguyễn Văn Dũng, một học sinh lớp 11 THPT Xuân Đỉnh chia sẻ.

Cũng theo Dũng, nhà em ở Đông Anh, cách trường hơn 8km nên tính cả thời gian đi bộ ra bến xe bus, chờ và ngồi xe bus cũng phải mất ít nhất 1 tiếng em mới về được đến nhà.

 

Dù có một bóng điện ở cổng nhưng học sinh vẫn ra về trong cảnh tối om. Ảnh chụp tại cổng THPT Xuân Đỉnh lúc 19h5 ngày 1/2.


Không chỉ đói, Thu Hà, học sinh THPT Kim Liên còn cảm thấy khá căng thẳng do “quá tải”. “Do đổi giờ học ở trường nên em phải chuyển buổi học gia sư buổi tối vào buổi trưa. Học liền từ 12h30 đến giờ em thấy đau đầu quá, nhất là tiết cuối lại là môn em sợ”, Hà than thở.

 

Tuy nhiên, theo một giáo viên dạy tiết muộn ở THPT Xuân Đỉnh, việc tan học muộn chỉ xáo trộn kế hoạch sinh hoạt hàng ngày của học sinh, giáo viên chứ không ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

 

"Đảo lộn sinh hoạt là điều không tránh khỏi trong ngày đầu nhưng những ngày sau có thể giáo viên, học sinh sẽ quen với nhịp sinh học mới hoặc chủ động trong việc "lót dạ dày" thì sẽ không vấn đề gì", giáo viên này nói.Tuy giờ giấc không thay đổi nhiều so với những ngày trước nhưng chiều nay ở một số trường tiểu học vẫn xảy ra cảnh học sinh đứng đợi phụ huynh tới đón. Tại khu vực sân và cổng trường tiểu học Kim Liên lúc 17h30 – 18h vẫn còn nhiều học sinh đứng ngồi chờ được đón.

 

Mẹ con í ới gọi nhauDù các trường đã tăng cường hệ thống đèn điện chiếu sang trong lớp học nhưng ánh sáng vẫn không thể đảm bảo cho việc học của thầy và trò như ban ngày. Thậm chí, tại một số trường xảy ra tình trạng mất điện trong tiết học cuối do nguồn điện không ổn định.

 

Việt Tuấn, một học sinh THPT Kim Liên cho biết, các lớp học đã được bổ sung một giàn đèn  nhưng việc nhìn chữ viết trên bảng vẫn gặp khó khăn nhất là những học sinh ngồi bàn đầu hoặc bàn cuối. “Bạn nào ngồi bàn đầu thì bị lóa còn ngồi bàn cuối thì không nhìn rõ chữ” Tuấn cho biết.

 

Không chỉ lắp thêm đèn trong các lớp học, các trường còn bổ sung thêm đèn điện ở khu vực nhà xe, sân và cổng trường để thuận tiện cho việc học sinh ra về.

 

Tuy nhiên, do trong ngày đầu nên nhiều trường vẫn chưa lo bổ sung kịp lượng đèn điện cần thiết nên học sinh vẫn phải ra về tròn tình trạng mò mẫm.

 

Tại cổng trường THPT Xuân Đỉnh dù có đèn nhưng ánh sáng vẫn không thể phủ đều toàn bộ khu vực này. Do đó những phụ huynh nào đứng ở chỗ “mờ mờ ảo ảo” đã chủ động gọi điện thông báo vị trí đứng cho con thoặc gọi giật khi vừa nhìn thấy con.

 

“Tôi đứng chỗ này hơi tối nên từ lúc thấy học sinh ra tôi đã dóng mắt về phía cổng trường để nhận cháu. Tan học muộn, trời lại rét thế này sớm về sớm giây nào hay giây ấy”, chị Phương, một phụ huynh học sinh lớp 11 của trường vừa nói vừa vội vàng lên xe nổ máy.

 

Không chỉ vậy, nhiều phụ huynh, giáo viên còn lo ngại một số tình huống xấu, đáng tiếc có thể xảy ra nếu nguồn điện ở các trường học không đảm bảo.

 

“Mất điện, lớp học nhốn nháo, học sinh làm gì chúng tôi không thể quản lý được. Tôi đã từng gặp tình huống ở trường bổ túc học sinh nam giở trò sàm sỡ với học sinh nữ khi mất điện. Do đó, nếu duy trì học việc kết thúc học lúc 19h thì cần phải đảm bảo về điện”, một giáo viên THPT Xuân Đỉnh lo ngại.

Đường vẫn tắc nhẹ

Khác với giờ cao điểm buổi sáng, theo ghi nhận của PV, vào giờ cao điểm buổi chiều ngày 1/2 tại một số tuyến đường vốn là điểm nóng như: Tây Sơn, Chùa Bộc, Trường Chinh, Bà Triệu, Phạm Văn Đồng tắc đường vẫn xảy ra tình trạng ùn ứ, tắc nhẹ.

 

Theo một số người dân, tuy vẫn ùn tắc nhưng xét về mức độ thì chiều qua có “giảm nhiệt” hơn so với trước.

 

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, nếu có việc giảm ùn tắc giao thông trong ngày đầu tiên áp dụng đổi giờ làm, giờ học thì cũng không phải do hiệu ứng của sự điều chỉnh này mà là do một lượng lớn sinh viên vẫn còn ở quê ăn Tết, chưa lên HN.

 

“Ùn tắc giao thông hôm nay chỉ nhẹ hơn so với dịp trước Tết thôi còn so với mấy ngày từ sau Tết đến giờ thì không giảm, có khi còn đông hơn vì sinh viên về quê ăn Tết đang trở lại trường dần”, anh Nguyễn Văn Hùng (34 tuổi, ở Dịch Vọng, Cầu Giấy) nói.

 

Chung ý kiến, chị Nhung, giáo viên THPT Tây Hồ, quận Tây Hồ cho rằng, ưu điểm, nhược điểm của giải pháp này không thể đánh giá trong một hay một vài ngày đầu mà phải sau khi bắt đầu áp dụng ít nhất 1 - 2 tuần. “Cảm nhận ngày đầu có thể mỗi người một khác nhưng nếu để sau đó một thời gian thì cảm nhận của mọi người có thể sẽ đồng nhất hơn khi đó mới có thể đánh giá được các ưu, nhược điểm.

ĐIỂM CHUẨNĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌCĐIỂM THIĐIỂM THI ĐẠI HỌC