>> Tuyển sinhĐáp án đề thiđiểm thi

HOT- Tỉ lệ chọi năm 2014 cập nhật mới nhất- nhanh nhất: Tư vấn thông tin tuyển sinh lớp 10 - tuyển sinh ĐHCĐ: 1900 2171

Dựa trên số thí sinh dự thi, chỉ tiêu cần tuyển và đề thi tuyển sinh vừa qua, chuyên gia nhiều trường ĐH cho biết điểm chuẩn sẽ tăng hoặc không thấp hơn năm trước

Các trường phía bắc dự kiến 5 - 7 điểm/môn

Ông Vũ Hoàng Linh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, cho biết: “Mức điểm chuẩn dự kiến sẽ không thấp hơn năm trước”. Năm ngoái mức điểm sàn của ĐH Quốc gia Hà Nội là 19. Những ngành thường có điểm cao là: hóa dược, công nghệ môi trường, công nghệ hóa học... Dự kiến năm nay trường cũng sẽ xét tuyển vào một số ngành có số lượng thí sinh (TS) đăng ký thấp gồm các ngành về khoa học trái đất như: địa chất, khí tượng thủy văn, hải dương học và một số ngành khác như toán cơ...

Ông Lê Hữu Lập, thành viên ban chỉ đạo tuyển sinh Học viện Bưu chính viễn thông cũng khẳng định điểm chuẩn đại học vào trường sẽ không thấp hơn năm trước. Theo thầy Lập thì với đề thi năm nay, phổ điểm của TS dự thi vào trường sẽ ở mức 5 - 7 điểm/môn, phải thật suất xắc mới đạt 9 - 10 điểm. Dự kiến, trường sẽ lấy mức điểm từ 18 điểm/3 môn trở lên. Nếu thiếu chỉ tiêu sẽ xét tuyển.

Dự kiến điểm chuẩn đại học 2014 các trường sẽ tăng mạnh

Dự kiến điểm chuẩn đại học 2014 các trường sẽ tăng mạnh

Đại diện Học viện An ninh nhân dân cho biết năm nay, tỷ lệ dự thi vào trường cũng rất cao nên điểm chuẩn dự báo cũng sẽ vẫn cao từ mức 22 - 27 điểm tùy từng chuyên ngành. Ông Nguyễn Quang Dong, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, dự báo điểm chuẩn vào trường cũng vẫn ở mức cao, khoảng 21 điểm trở lên, tùy từng ngành.

Thầy Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng khẳng định, năm nay số TS dự thi tăng 10% so với năm trước. Do đó, mức điểm chuẩn sẽ không thể thấp hơn năm trước (19,5 điểm) và một số ngành sẽ rất cao như: tài chính, ngân hàng (khoảng 24 - 25 điểm).

Ông Nguyễn Quang Kim, Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi nhận định trường cũng sẽ lấy mức điểm chuẩn không thấp hơn 15.

Trường phía nam tăng từ 0,5 - 1 điểm

Dự đoán về điểm chuẩn trường mình, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết năm nay trường chỉ có một điểm chuẩn chung dành cho tất cả các ngành. Nhiều năm nay điểm chuẩn của trường tăng đều từ 0,5 - 1 điểm mỗi năm. Mức này năm ngoái dao động từ 17 - 20,5 nên năm nay dự kiến tăng lên ở mức 18 - 20 điểm.

Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, phân tích cụ thể: “Năm ngoái điểm chuẩn các ngành dao động từ 16 - 17. Năm nay, có khả năng điểm chuẩn các ngành (tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kinh tế quốc tế, kế toán, hệ thống thông tin quản lý) là 19. Riêng ngành ngôn ngữ Anh dao động từ 19,5 - 20,5 điểm”.

Riêng ở Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, năm nay số lượng thi ít hơn năm ngoái, cộng thêm đề thi như năm nay, sẽ dẫn đến điểm chuẩn (chung cho các ngành) khả năng sẽ thấp hơn năm 2013. Năm 2013, điểm chuẩn của trường là 20 điểm.

Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm, năm 2013 điểm chuẩn của trường tương đối cao. Năm nay, TS tốt hơn nhưng số lượng dự thi của trường khoảng 21.000, đề thi lại được dự đoán ít có điểm cao. Vì vậy, nhiều khả năng điểm chuẩn các ngành của trường sẽ không dao động nhiều. “Cụ thể, điểm một số ngành có lượng hồ sơ lớn như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm... sẽ tương đương năm ngoái, khoảng 17 - 18 điểm cho khối A. Các ngành khác điểm chuẩn sẽ thấp hơn. Một số ngành như cơ khí, điện tử, may... sẽ chỉ có điểm chuẩn như mức cơ bản Bộ đưa ra”, ông Sơn nói.

Theo thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Hoa Sen, qua quá trình tiếp xúc với TS thi vào trường, có thể thấy TS năm nay làm bài khá tốt. Tỷ lệ TS có thể đạt được 6 - 7 điểm khá cao, dù đạt điểm tối đa hơi khó. Vì vậy, nếu căn cứ vào điểm chuẩn năm ngoái, năm nay có vẻ điểm chuẩn các ngành của trường sẽ tương đương hoặc cao hơn khoảng 0,5 điểm. Ông Bình cũng cho biết với phổ điểm năm nay, ở các trường nhóm giữa, số lượng TS đạt được 17 - 18 điểm khá nhiều nên tuyển sinh dễ dàng. Nhưng ở các trường nhóm dưới sẽ khó khăn trong tuyển sinh nếu không có phương án tuyển sinh riêng. Vì năm nay số lượng TS giảm khoảng 10 - 15%, nguồn tuyển ít hơn mà TS đạt điểm bằng và cao hơn năm ngoái lại nhiều hơn.

Điểm đầu vào từ 4 - 6 điểm/môn

Trao đổi với PV Thanh Niên ngay sau khi kết thúc đợt 1 kỳ thi năm nay, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Đề thi năm nay có sự phân hóa cao, trong đó mức độ được cho là dễ chiếm khoảng 40 - 60%. Đa số TS làm được trong phạm vi này. Do đó phổ điểm có thể dịch chuyển về phía TS đạt điểm từ 4 - 6 điểm. Dự kiến, điểm tối thiểu xác định điều kiện đảm bảo chất lượng (gọi là điểm đầu vào, thay thế điểm sàn năm trước - PV) có thể ở mức 4 - 6 điểm/ môn thi.

Lãnh đạo nhiều trường ĐH đề xuất nên có 3 - 4 mức điểm xét tuyển cơ bản vào ĐH và CĐ. Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn đề nghị: Mức 1 khoảng 15 điểm dành cho các trường ĐH công lập, mức 2 khoảng 13 điểm dành cho các trường ĐH ngoài công lập và mức 10 điểm dành cho các trường CĐ. PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng mức điểm thấp nhất bậc ĐH khối A và A1 sẽ khoảng 13. Còn thạc sĩ Trương Tiến Sĩ cho rằng các mức điểm xét tuyển cơ bản năm nay có thể gồm: mức 1 từ 21 - 23 điểm, mức 2 từ 17 - 20,5, mức 3 từ 13 - 16,5 và mức 4 từ 10 - 12,5 điểm.

Theo thanh niên, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140706/diem-chuan-nhieu-truong-se-tang.aspx