ĐH Bách khoa Đà Nẵng nghe thí sinh nhận xét dề án tuyển sinh riêng

Ngày 20-7, ĐH Đà Nẵng đã tổ chức buổi gặp mặt, phỏng vấn ba thí sinh trúng tuyển (trong số 134 thí sinh đậu) theo hình thức tuyển sinh riêng vào ngành kiến trúc (Trường ĐH Bách khoa) để lắng nghe suy nghĩ, đánh giá của các thí sinh về những ưu điểm, nhược điểm của hình thức tuyển sinh riêng.

Ba thí sinh được mời phỏng vấn là Trần Phước Bảo Thư (Trường THPT Lê Quý Đôn), Nguyễn Thị Ngọc Diệp (Trường THPT Nguyễn Trãi), Trần Quang Sang (Trường THPT Hoàng Hoa Thám). Tại buổi gặp mặt, Thư cho biết: “Lúc đầu em thấy cũng lạ khi chỉ thi hai môn: toán, vẽ, còn văn thì được xét tuyển. Sự cảm thụ văn học sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng em trong quá trình học tập và sáng tạo”.

ĐH Bách khoa Đà Nẵng nghe thí sinh nhận xét dề án tuyển sinh riêng

ĐH Bách khoa Đà Nẵng nghe thí sinh nhận xét dề án tuyển sinh riêng

Còn Trần Quang Sang cho rằng việc đổi môn thi từ lý sang văn và xét tuyển riêng với môn này là hợp lý nhằm giảm tải áp lực thi cử vì thí sinh vừa mới trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT không bao lâu. Việc ĐH Đà Nẵng đòi hỏi môn văn là hợp lý bởi lẽ đây là môn học không chỉ giúp HS cảm thụ về văn học mà còn mở mang kiến thức về văn hóa và qua việc học văn tốt sẽ giúp mọi người có kỹ năng viết và trình bày văn bản. Điều này rất quan trọng.

PGS.TS Trần Văn Nam - giám đốc ĐH Đà Nẵng - cho biết trước khi đưa ra quyết định thay đổi hình thức và môn thi đối với ngành kiến trúc của khối V theo hình thức thi riêng, ĐH Đà Nẵng đã tham khảo và tổ chức nhiều cuộc họp để đổi môn lý bằng môn văn với hình thức xét tuyển riêng môn học này qua năm học kỳ bậc THPT.

Còn theo Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ngành kiến trúc là một trong những ngành học tuyển sinh riêng, những thí sinh trúng tuyển sẽ được gọi nhập học sớm để làm quen và tham gia một số hoạt động của trường trước khi vào học chính thức. Các em khối V sẽ được gọi tập trung vào trung tuần tháng 8 để quen với môi trường đại học.

Theo TTO, http://tuoitre.vn/giao-duc/619075/dh-da-nang-phong-van-thi-sinh-trung-tuyen-tuyen-sinh-rieng.html