Bài thi GRE gồm có 3 phần, Analytical Writing (Viết Phân tích), Verbal (Ngôn ngữ) và Quantitative (Định lượng). Trong đó phần Verbal được coi là phần khó nhất, kiểm tra rất nhiều từ vựng khó mà ngay cả người Mỹ cũng không biết, và phần đọc với hầu hết các câu hỏi yêu cầu khả năng suy luận cao chứ không phải khả năng đọc hiểu như những bài thi tiếng Anh khác. Điểm tối đa của GRE là 340 điểm, bởi vậy, với số điểm trên 310 được coi là một “good GRE score” và trên 320 là “high GRE score”.

Dưới đây là những chia sẻ của một số học viên về bí kíp thành công với bài thi GRE!

Nghiêm Hồng Nam –chàng trai có điểm Quantitative thuộc top 7% thế giới

 

Học viện Anh ngữ EQuest

Nghiêm Hồng Nam với số điểm 316 GRE

Là sinh viên ngành kỹ thuật của Đại học Bách Khoa, Hà Nội, Nam từng thú nhận có căn bản tiếng Anh không tốt lắm. Chàng sinh viên kỹ thuật đôi khi cũng gặp không ít khó khăn với việc đọc hiểu đề toán. Điều này càng khiến thầy cô và bạn bè nể phục sự quyết tâm và nỗ lực của Nam sau này, chỉ sau 14 buổi học, cậu đã tự tin là người đầu tiên trong lớp đi thi…

Nam thực sự nghiêm túc với việc học ngoại ngữ, mỗi lần nói đến cậu học trò này, thầy Nhật Minh – giáo viên của bạn ấy lại thật tự hào về cậu học trò chăm chỉ và đầy kiên nhẫn trong học tập. “Nam rất chăm chỉ học từ, chỉ một thời gian rất ngắn cậu đã thuộc hầu hết các từ trong Manhattan GRE Word List…đã làm theo những tips mà tôi chỉ dẫn, Nam nhanh chóng hoàn thành tất cả các bài tập mà tôi giao trong cuốn ETS Official Guide to the GRE 2nd edition và cuốn Barron New GRE.”

“Có công mài sắt, có ngày nên kim” Kết quả đã không phụ lòng mong đợi của Nam. Với số điểm thi GRE 316 (Quantitative 166, Verbal 150), điểm Quantitative của cậu cao thuộc top 7% thế giới. Để so sánh, Trung Quốc là nước có người dự thi có điểm Quantitative trung bình cao nhất thế giới (162.9 điểm), ngoài ra không nước nào có điểm Quantitative trung bình cao hơn 160. Ngành Engineering có điểm Quantitative trung bình cao nhất trong tất cả các ngành, 158.9 điểm. Ngay cả điểm Verbal của Nam cũng cao hơn điểm Verbal trung bình của ngành Engineering mà cậu dự định apply (148.7 điểm).

Nam thực sự là một tấm gương về tinh thần siêng năng và nghiêm túc học tập của các bạn trẻ Việt Nam. Hãy học có phương pháp và luôn chăm chỉ để biến những gì tưởng như không thể sẽ thành hiện thực. Chúc cho những thành công tiếp theo sẽ đến với chàng trai đầy quyết tâm và luôn nỗ lực không ngừng!

Nguyễn Nam Anh: Hãy học nhiều từ và nắm được cách trả lời suy luận…

 

Ôn thi GRE tại Học viện Equest

Nguyễn Nam Anh với 321 GRE

Cũng chỉ sau 15 buổi học tại EQuest, Nam Anh là người đầu tiên trong lớp đi thi và đã xuất sắc đạt được điểm thi GRE 321, (Quantitative 162, Verbal 159) - một thành tích đáng nể phục. Theo Nam Anh, để đạt điểm cao trong phần Verbal, quan trọng nhất là phải biết nhiều từ vựng và nắm được cách trả lời suy luận đối với bài Reading Comprehension.

Verbal 159 là một điểm số rất cao, nhất là đối với Nam Anh đang là sinh viên ngành Engineering. Hãy làm một phép so sánh để thấy thành tích đáng nể của chàng trai này: New Zealand là nước có điểm Verbal trung bình cao nhất thế giới, 157.3 điểm, tiếp theo là Ireland, Singapore và UK, 157.1 điểm. Các chuyên ngành Humanities và Arts có điểm Verbal trung bình cao nhất, 156.5 điểm.

Đối với ngành Engineering mà Nam Anh dự định tiếp tục apply học cao học, điểm trung bình Verbal là 148.7 điểm. Điểm Verbal của các ngành Computer Science hay Chemistry của một số trường Ivy như NYU hay USC cũng chỉ từ dao động từ 153 đến 158 điểm.

Thầy Nhật Minh của Nam Anh tại Học viện Anh ngữ EQuest cho biết, tôi nhớ mãi lần bạn ấy nhắn tin: “May mà em được học thầy!”, và đó cũng chính là niềm vui vô bờ bến của giáo viên chúng tôi khi thấy học trò của mình thành công.

Các bạn – những người trẻ đang ấp ủ giấc mơ du học, hãy nghiêm túc hơn với việc học ngoại ngữ, siêng năng và nỗ lực nhiều hơn để một ngày không xa, bạn cũng sẽ nằm trong top 7%  như Hồng Nam hay có được thành tích “khủng” như Nam Anh nhé! Chúc các bạn thành công!

Để biết thêm về khóa học Nam Anh đã tham gia, xin xem thêm tại đây

Thùy Duyên, Học viện Anh ngữ EQuest