Đánh giá đề thi môn Vật lý THPT Quốc gia 2016

Tuy nhiên, muốn đạt được điểm cao hơn phải có tư duy tổng hợp, phân tích, suy luận lôgic. Đây là điểm mới mang tính phân hóa học sinh cao. Vì vậy, tôi cho rằng với những thí sinh chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT thì các em chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản và chịu khó làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập là có thể làm được bài. Còn những em có nguyện vọng xét vào trường đại học cao đẳng phải đầu tư nhiều hơn, chịu khó làm các dạng bài tập nâng cao và đa dạng hơn thì mới đạt được điểm số như mong muốn.

Đề thi năm nay đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất vật lí nhiều hơn chứ không đơn thuần như các năm trước là dùng “mẹo” hay “công thức vạn năng”. Nhìn chung, đề thi năm nay rất hợp lý, hài hòa, có cả dễ và khó, mang tính phân hóa cao, đáp ứng tốt yêu cầu của “Kỳ thi kép” nhưng không nằm ngoài định hướng của Bộ GD&ĐT.

Vẫn khoảng 30 câu đầu tiên, thí sinh có học lực trung bình hoàn toàn có thể đạt được 5 đến 6 điểm. Những câu còn lại dành cho học sinh khá, giỏi và có thể đạt được 8 điểm, 9 điểm. Ở đề thi này, những thí sinh thực sự xuất sắc mới có thể đạt được điểm thi tốt nghiệp 10, nhưng khả năng số điểm 10 năm nay sẽ gia tăng đáng kể. Đề thi đã đánh giá được năng lực của học sinh. Các câu hỏi đều yêu cầu các em phải có những tư duy nhất định. Các em không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn phải tư duy cao để có thể vận dụng những kiến thức đã học vào trong bài làm của mình.

Cụ thể:

Về cấu trúc: Vẫn theo tinh thần như các năm trước, không khác nhiều so với đề thi năm 2015.

Đề được phân bố khá rõ ràng: Các câu dễ để học sinh chỉ xét tốt nghiệp nằm ở phần đầu của đề thi (gồm 30 câu đầu) chỉ là lí thuyết thuần túy trong sách và các bài tâp rất đơn giản chỉ cần một công thức đơn giản là hoàn thành các câu này. Các câu khó mang tính phân loại, để xét Đại học nằm ở phần cuối 20 câu cuối. Trong phần này cũng có khá nhiều câu học sinh học lực khá cũng dễ dàng làm được. Có khoảng 4-5 rất khó, chủ yếu vẫn là điện xoay chiều và dao động cơ.

Phân bố đề trải dài theo 7 chương của chương trình cơ bản: Dao động cơ (11 câu); Sóng cơ học và sóng âm (6 câu); Dòng điện xoay chiều (10 câu); Dao động và sóng điện từ (4 câu); Sóng ánh sáng (9 câu); Lượng tử ánh sáng (4 câu); Hạt nhân nguyên tử (6 câu).

Về mặt nội dung:

Nhìn chung, 3 chương (Dao động cơ, Sóng cơ học và sóng âm, Dòng điện xoay chiều) vẫn chiếm khoảng 50%, câu khó và “cực khó” cũng chủ yếu rơi vào 3 chương này. 4 chương còn lại chiếm 50% và các câu của phần này cũng không quá khó.

Các câu lí thuyết đa phần là các câu hỏi dễ, học sinh chỉ cần nhớ kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm được và phần lớn câu hỏi lí thuyết đều ở mức độ dễ, tạo điều kiện cho học sinh trung bình “kiếm điểm”. Các câu hỏi ở mức độ trung bình chủ yếu là áp dụng những công thức đơn giản hoặc chỉ qua một, hai bước biến đổi là có kết quả. Năm nay đề thi vẫn có câu hỏi liên quan đến đồ thị khó (1 câu về dao động cơ, 1 câu về dòng điện xoay chiều) yêu cầu học sinh phải biết đọc và phân tích đồ thị và có tư duy cao, 1 câu khá lạ về dao động cơ nhưng quan sát qua kính lúp.

Nhìn chung Đề thi Vật lí năm 2016 “Sống khỏe”!

Theo Tiền phong, nguồn: http://www.tienphong.vn/giao-duc/danh-gia-de-thi-mon-vat-ly-thptqg-2016-1022926.tpo

Xem thêm: