Tin liên quan

>> Sức ảnh hưởng của việc tăng học phí

>> Học phí trường Dân lập tăng

>> Nỗi ám ảnh học phí đầu năm với sinh viên nghèo

 

Sau cơ sở ở miền Trung, sinh viên ở cơ sở chính của Trường ĐH Nội vụ tại Hà Nội cũng phản ánh những bức xúc xung quanh khoản tiền 1,5 triệu đồng hỗ trợ đào tạo 1 học kỳ và một số khoản thu khác.

Sinh viên hỗ trợ trường cả tỷ đồng

Nhiều sinh viên (SV) hệ ĐH của Trường ĐH Nội vụ tại Hà Nội bức xúc trước một số khoản thu đầu năm được trường thông báo.

Tổng cộng 8 khoản (không tính tiền ở ký túc xá) mỗi SV phải nộp khi nhập trường là 5.160.000 đồng. Trong đó khoản thu “Tiền hỗ trợ đào tạo 1 học kỳ” là 1,5 triệu đồng khiến phụ huynh và SV thắc mắc nhiều nhất.

Việc thu khoản tiền này đã được trường thực hiện từ năm 2010. Khi đó, mỗi SV phải đóng 750.000 đồng/học kỳ (hệ CĐ).

Đến năm học 2012-2013, năm đầu tiên chuyển từ CĐ lên ĐH trường đã tăng khoản thu dành cho SV hệ CĐ lên 50%, ở mức 1,25 triệu đồng; hệ trung cấp số tiền SV phải đóng là 1 triệu đồng.

“Mức phí thu cao nhưng việc thực hành với sinh viên năm đầu rất hạn chế. Số tiền khá lớn, có lẽ không trường nào thu cao như vậy” – một sinh viên nêu ý kiến.

Nếu tính riêng năm học 2012-2013, cơ sở tại Hà Nội của trường với 900 SV hệ ĐH, 1.100 SV hệ CĐ (chưa tính hệ trung cấp) thì số tiền “hỗ trợ đào tạo” 1 học kỳ của trường là hơn 2,7 tỷ đồng và cả năm là hơn 5,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, mỗi SV cũng phải đóng 250.000 đồng tiền làm thẻ, học quy chế đầu khóa; 360.000 đồng tiền mua đồng phục thể dục và áo tình nguyện; 400.000 đồng tiền “vệ sinh, an ninh”/4 năm học.

Thu thế còn khiêm tốn

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Xuân Hòa, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Trường ĐH Nội vụ Hà Nội cho biết: “Mức thu đã được nhà trường tính toán, tham khảo cụ thể. So với tình hình thực tế thì còn khá khiêm tốn”.

Theo ông Hòa: “Mức ngân sách trường được cấp cộng với học phí của SV hiện nay chỉ hơn 3 triệu đồng/SV/năm, rất khó để đảm bảo chất lượng dạy và học. Việc thu thêm các khoản cũng được nhà trường thông báo công khai tới phụ huynh và SV với mong muốn xã hội cùng chung tay nâng chất lượng dạy và học”.

Số tiền này, theo ông Hòa: “Sau khi thu được dùng để cải thiện cơ sở vật chất (CSVC) như bổ sung phòng học mới, phòng máy tính năm nào cũng phải bổ sung. SV thực hành lập hồ sơ cũng cần có kinh phí. Rồi chuyện phân nhóm thực hành kéo theo số giờ giảng và chi phí phải trả cho giảng viên lên cao”.

Trước đó, ông Huỳnh Ngọc Dũng - Trưởng Phòng Tổng hợp hành chính tại cơ sở miền Trung của trường rằng SV “phải chấp nhận hỗ trợ thêm tiền chi phí phương tiện đi lại cho giảng viên từ Hà Nội vào giảng dạy”.

"Chi phí phương tiện đi lại của giảng viên chỉ là một phần rất nhỏ. Việc thu không chỉ dùng để cải thiện CSVC cho thực hành của SV mà còn bổ trợ cho các hoạt như hoạt động đoàn, hỗ trợ học bổng và trợ cấp cho SV nghèo” - ông Hòa tiếp lời.

Ông dẫn dụ, riêng khoản hỗ trợ học bổng và trợ cấp cho SV nghèo trong năm 2011-2012 của trường là 1 tỷ đồng. Năm qua trường đã tự cải tạo và đưa vào sử dụng 12 phòng học với đầy đủ tiện nghi...

"Do đó, số tiền “hỗ trợ đào tạo” thu như vậy là khiêm tốn" - lời ông Hòa. Trường đã tham khảo các đơn vị đào tạo khác cũng như tính toán với tình hình trượt giá hiện nay. Các hoạt động thu chi từ tiền này hàng năm đều có kiểm toán, thanh tra minh bạch.

Khoản thu “đồng phục thể dục thể thao, áo thanh niên tình nguyện” được lý giải là “để phục vụ cho chính các em”.  Khoản thu 250.000 đồng/SV cho “làm thẻ, học quy chế đầu khóa, chi cho nhân sự trường mời vào đến giảng cho SV trong sinh hoạt công dân đầu năm...

Những khoản thu này, theo ông Hòa đã được trường tiến hành thực hiện từ năm 2010 và không nhiều SV thắc mắc (?)

 

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh (Vietnamnet)